logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Duy

07/11/2023

phân tích truyện tướng dạ xoa của Nguyễn Dữ
Trả lời câu hỏi của Duy
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

07/11/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Truyện Tướng Dạ Xoa là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Dữ. Bộ truyện này được viết dựa trên lịch sử Trung Quốc thời Tam Quốc, kể về cuộc đời và sự nghiệp của Tướng Dạ Xoa - một nhân vật quan trọng trong thời kỳ này. Tướng Dạ Xoa được miêu tả là một người thông minh, tài giỏi và có lòng yêu nước. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ đất nước và chống lại các thế lực xâm lược. Truyện Tướng Dạ Xoa mang đến cho độc giả những câu chuyện hấp dẫn về chiến tranh, tình yêu, lòng trung thành và những mưu mô thâm độc trong cuộc sống cung đình. Tuy nhiên, để phân tích chi tiết về truyện Tướng Dạ Xoa, cần phải đọc và nghiên cứu tác phẩm này một cách kỹ lưỡng. Vì vậy, để có được phân tích chính xác và đầy đủ, bạn nên tìm đọc các bài phê bình, nghiên cứu và sách về tác phẩm này từ các nhà nghiên cứu văn học.
Câu trả lời uy tín

Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ 16. Vốn là học trò giỏi của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. “Truyền kì mạn lục" chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả. Với tập truyện ngắn “Truyền kì mạn lục” ông thực sự đã mang đến cho nền văn học nước nhà một “Thiên cổ kì bút” có khả năng lay động lòng người bởi giá trị sâu sắc về mọi mặt của nó. “Chuyện tướng dạ xoa” là một trong những truyện ngắn trong “Truyền kì mạn lực”. Truyện đã cho thấy cảnh tượng thê thảm của nhân dân “sống chẳng gặp thời, chết không phải số. 

Nhân dân ta hiện lên trong truyện với đói không có thứ gì cấp dưỡng, lui không có chỗ nào tựa nương. Trong gò xương trắng rầu sĩ cỏ rêu, trên đống cát vàng lạnh lùng sương gió”. Cho nên có tình trạng “chết chóc nhiều, những oan hồn không chỗ tựa nương thường họp lại thành từng đàn lũ ". Trước nạn ma quỷ “hoành hành ở đồng nội không biết kiêng sợ gì cả” .Văn Dĩ Thành không chịu để ma quỷ mê hoặc. Phàm những hoa yêu nguyệt quái, và dâm thần lệ quỷ không được liệt vào từ điển, chàng đều coi thường không sợ hãi gì. Văn Dĩ thành là một ông quan vì dân, luôn đặt chính nghĩa lên trên tất cả. Ông luôn được dân tin yêu, kính phục, làm quan rất uy nghiêm, đề ra những việc đúng đắn nghiêm khắc: “...không được coi khinh mệnh lệnh, không được quen thói dâm ô, không được quấy quắc để làm hại mạng của dân, không cướp bóc và phải cứu nạn cho dân, ban ngày không được giả hình, ban đêm không được kết đảng. Nghe lệnh ta thì ta làm tướng các ngời, trái lệnh ta thì ta trị tội các ngời ”.Đây là lời răn lũ quỷ cũng là lời răn những kẻ quyền hành, lộng hành cướp bóc nhân dân. Lời răn cho những quan lại phải có trách nhiệm với dân với nước. Đó cũng là lời tố cáo với kẻ cường hào, ác bá quan lại lộng quyền hà hiếp dân lành. Văn Dĩ Thành luôn lấy dân làm gốc đặt chính nghiã nhân nghĩa lên trên nên làm việc gì cũng thành công và được ủng hộ. Bởi vậy, công việc của Văn Dĩ Thành ngày càng tốt đẹp, oai vọng lẫy lừng, được tiến cử vào chức quan lớn là Tướng Dạ Xoa. Qua hình tượng Văn Dĩ Thành, Nguyễn Dữ muốn nói những ngời giữ quyền bính đứng trên muôn dân nếu chính trực, công bằng, lấy nhân nghĩa, chính nghĩa làm đầu chắc chắn sẽđược lòng dân, được dân tin tưởng ủng hộ, làm việc gì cũng thành công. Xã hội có nhiều ông quan lo cho dân cho nước như thế sẽ luôn thái bình thịnh trị. Đó cũng là lý tưởng của Nguyễn Dữ muốn xây dựng một xã hội lý tưởng, vua sáng tôi hiền, vua Nghiêu Thuấn dân Nghiêu Thuấn. Đó là vấn đề mang tính thời đại, mang giá trị nhân văn cao cả.

Như vậy qua hình tượng Văn Dĩ Thành là nhân vật chính diện mang phẩm chất đẹp đẽ của những nhà nho chân chính, nhân nghĩa xử phạt công minh, vì dân vì nước; đó là mong ước của nhân dân cũng như của tác giả. Qua đó ông đã bộc lộ tâm tư, khát vọng hoài bão lớn lao về một xã hội lý tưởng và đặt ra nhiều vấn đề nhân sinh của con ngời và thời đại đó là đa lại quyền sống quyền làm ngời, thái bình cho đất nớc cho nhân dân. Và khẳngđịnh lý tưởng “ở hiền gặp lành”,“chính nghĩa thắng gian tà”, “thiện thắng ác” là mong ước thực tại xã hội, là tiếng nói của Nguyễn Dữ cất lên thay cho khao khát của nhân dân bấy giờ.
 

 

 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved