logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Vuthuanh

02/12/2023

Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau của Trần Tế Xương Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Phen này ông quyết đi buôn cối, Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu: Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Đứa thì mua tước, đứa mua quan. Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa bán vừa la cũng đắt hàng. Lẳng lặng mà nghe nó chúc con: Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn. Phố phường chật hẹp, người đông đúc, Bồng bế nhau lên nó ở non. Bắt chước ai ta chúc mấy lời: Chúc cho khắp hết ở trong đời. Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước, Sao được cho ra cái giống người.
Trả lời câu hỏi của Vuthuanh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
PhamThanhPhuc

02/12/2023

Câu trả lời uy tín

Nhắc đến thơ ca Trung đại trào phúng mang đậm tiếng cười sâu cay, độc giả nhớ ngay đến Trần Tế Xương hay còn gọi Tú Xương (1870 - 1907). Tiếng cười châm biếm ấy được tác giả đưa vào trong bài thơ nổi tiếng “Năm mới chúc nhau”. “Năm mới chúc nhau” qua đôi mắt Trần Tế Xương là những tiếng cười châm biếm chua cay, nực cười và toàn giả dối.
Như thường lệ, cứ mỗi dịp Tết đến, người ta lại dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Họ chúc nhau sống lâu, khỏe mạnh, chúc phát tài, phát lộc, chúc sự no đủ, sang giàu… Vì thế lời chúc, vừa là một mong ước, một nguyện cầu, vừa là một cách thức ứng xử mang tính văn hóa. Ấy thế mà có một số người dường như có ý tách ra, đứng ngoài những lời chúc kia, lẳng lặng nghe rồi bình phẩm, đánh giá và giễu cợt. Mới chỉ chạm đến nhan đề thơ nghe có vẻ rất đỗi bình thường, năm mới thì những lời chúc tụng nhau vốn dĩ là chuyện rất nên làm, là những gì quen thuộc nhất khi dịp tết đến xuân về. Nhưng vào thơ của Tú Xương, cái lời chúc tết ấy lại có nhiều điều phải suy nghĩ và khi nghĩ ra rồi người ta mới thấy được cái tiếng cười châm biếm thật sâu cay của "bậc thần thơ thánh chữ"
“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu”
Năm mới, chúng ta thường trao cho nhau những lời chúc. Chúc nhau sống lâu trăm tuổi là một lời chúc đẹp. Thế nhưng, qua hai câu thơ trên ta lại có cảm nhận khác. Từ láy “lẳng lặng” kết hợp với từ “nó”, “đứa”. Ta nhận ra rằng đó là thái độ châm biếm của nhà thơ đối với bọn chúc. Chúc nhau trăm tuổi là câu chúc thường được con cháu chúc ông bà, thể hiện thái độ trang trọng, thành kính. Thế nhưng, ở đây Trần Thế Xương lại “chúc bạc đầu râu”, câu thơ như một tiếng cười, lời chế nhạo đầy khôi hài. Bởi người ta chỉ thường chúc nhau trăm tuổi bạc đầu chứ không ai chúc trăm tuổi bạc đầu râu. Chữ “râu” làm mất đi vẻ trang trọng, mang đến một tiếng cười chế nhạo đầy sâu sắc. Thái độ châm biếm của tác giả còn được biểu hiện rõ hơn qua những lời dự định đầy căn cứ của mình:
“Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu”
Trần Tế Xương đã tự nhận mình là “ông”, một cách xưng hô đầy trịnh trọng thể hiện thái độ của bậc trên. Cách xưng hô ấy khiến cho những kẻ nhố nhăng, tham lam bị xếp xuống hàng dưới “đứa”, “nó”. Câu thơ đã bộc lộ trực tiếp thái độ khinh rẻ của tác giả đối với bọn quan tham, vì quyền lợi mà bán dân, bán nước. Chẳng có gì tốt đẹp khi “lũ bạc đầu râu” không còn răng để nhai trầu. Trần Thế Xương một lần nữa thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai. Vẫn giọng điệu châm biếm thâm thúy, sâu cay nhà thơ tiếp tục thể hiện tiếng cười đầy mỉa mai bọn Quang trưởng giả học làm sang.
Ấy mới chỉ là những câu thơ mở đầu, ông Tú còn thể hiện cái sự căm ghét thói đời mà tiền đặt lên trên tất cả, đến quan chức mà có tiền mua thì cũng xong:
"Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng."

Tú Xương nghe chúng nó chúc nhau sao sang quá, cái sang của bọn ngu dốt lại thích màu mè, chúng cứ tưởng có cái chức quan mua được bằng những đồng tiền bóng lộn ấy trong cái xã hội nửa nạc nửa mỡ này là "sang" lắm, ngon lắm. Nhưng chúng nào có biết được chúng chỉ như đang làm trò hề trong mắt Tú, những kẻ đã kém cỏi từ tâm hồn đến trí tuệ ấy thì cho dù có đắp bao nhiêu phục trang lộng lẫy, hay mũ cánh chuồn úp đầu cũng chẳng khiến người ta nể nang cho được. Đồng tiền có thể mua được mọi chức vị trong xã hội, sẽ chẳng thể tìm ra được những người giỏi thật sự để đưa đất nước đi lên. Câu thơ “đứa thì mua tước, đứa mua quan” đã diễn tả trực tiếp thực trạng nhố nhăng của bọn quan vô học. Bao sự trơ tráo vô liêm sỉ của chúng đã bị Trần Tế Xương lột trần, vừa chửi vừa la cũng đắt hàng. Trần Tế Xương đã khiến cho người đọc được một phen hả hê, bật cười bởi lũ quan vô học ấy chỉ biết chửi, biết la như những kẻ đầu đường xó chợ.
Nếu như hai lời chúc đầu là chúc sống lâu và sống sang thì hai khổ thơ tiếp cùng chúc nhau “cái sự giàu” và “sự lắm con”.

"Nó lại mừng nhau cái sự giàu
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.
Nó lại mừng nhau sự lắm con
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non."

Thái độ châm biếm của nhà thơ thể hiện ngay ở việc lặp lại các cụm từ “nó lại, “cái sự giàu” và “sự lắm con”. Cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn như “trăm ngàn vạn mớ” “sinh năm đẻ bảy” cũng là nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm của. Và cùng như hai khô thơ trên, cứ sau mỗi lời bọn chúng chúc nhau, Tú Xương lại nêu lời bình luận của chính mình. Qua những lời bình luận ấy mà nhà thư thể hiện rõ hơn thái độ và tình cảm của ông. Không hiểu sao đọc những lời dự đoán của nhà thơ về bọn đông con, lắm của, nào là “Phen này ắt hẳn gà ăn bạc - Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu” hoặc “Phố phường chật hẹp người đông đúc - Bồng bế nhau lên nó ở non”, người đọc chỉ thấy buồn cười về một hiện thực nhố nhăng, một hiện thực đậm màu hài hước.

Năm mới chúc nhau là một trong những bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho khuynh hướng và nguồn mạch châm biếm trào phúng của nhà thơ Trần Tế Xương. Đó là những lời “chúc Tết” hết sức độc đáo dưới một hình thức cũng hết sức độc đáo: chúc mà thực ra là chửi, là châm hiếm. Tuy là chửi mà vẫn thành thơ, và lại là thơ hay. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và châm biếm được truyền tải bằng thể thơ thất ngôn Đường luật, cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn Tú Xương tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy ở một cái Tâm lớn tràn đầy yêu thương, cảm thông vị tha, nhưng đầy thâm sâu, có mỉa mai, chua chát, nói như thơ hiện đại của Xuân Diệu "yêu và căm hay đợt sóng dâng trào", có đau đớn, xót xa nhưng dường như được nuốt vào trong để nghĩ suy nghiền ngẫm.

Bài thơ mang lại cho bạn đọc một tình cảm hả hê, sung sướng, bõ hờn, bõ tức. Nó cũng gợi lên nhiều cảm hứng khiến người đọc dễ “nhại” và muốn “nhại” theo cái giọng điệu trào phúng châm biếm của ông mỗi khi gặp cảnh chướng tai gai mắt ở đời. Chẳng thế mà có người đã “bắt chước” làm thêm mấy câu thơ nối tiếp vào bài thơ trên, đọc lên nghe chẳng khác gì của chính nhà thơ:

Bắt chước ai ta chúc mấy lời

Chúc cho khắp hết cả trên đời

Vua quan sĩ thứ người muôn nước

Sao được cho ra cái giống người.

Đấy chính là bằng chứng hùng hồn về sức sống của bài thơ.
 

LUFFY NIKA

02/12/2023

Bài thơ "Năm mới chúc nhau" của Trần Tế Xương là một bài thơ châm biếm với những lời chúc mừng năm mới truyền thống. Bài thơ phản ánh sự hiện thực xã hội đầy bất công và tham nhũng, khi mà những lời chúc nhau chỉ là những lời rỗng tuếch không có ý nghĩa thực tế. Bài thơ nhấn mạnh sự chênh lệch giàu nghèo, quyền lực và sự bất công trong xã hội.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved