logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Viết một bài nghị luận phân tích đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn truyện trên Chú thích: Bài Hạ đỏ của Nguyễn Nhật Ánh Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại. Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải buộc ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn nữa, dù dạ dày tôi bấy giờ tuyền một màu đỏ, trí nhớ tôi vẫn chẳng khá lên chút nào. Tôi học trước quên sau, học sau quên trước. Vì vậy tôi phải học gấp đôi những đứa khác. Để Tối, tôi thức khuya lơ khuya lắc. Sáng, tôi dậy từ lúc trời còn tờ mờ. Mắt tôi lúc nào cũng đỏ kè. Ba tôi bảo: - Nhất định đầu thằng Chương bị hở một chỗ nào đó. Chữ nghĩa đổ vô bao nhiêu rớt ra bấy nhiêu. Thế nào sang năm cũng phải hàn lại. Mẹ tôi khác ba tôi. Mẹ không phải là đàn ông. Mẹ không nỡ bông phòng trước thân hình còm nhom của tôi. Mẹ xích lại gần tôi, đưa tay nắn nắn khớp xương đang lồi ra trên vai tôi, bùi ngùi nói: Mày học hành cách sao mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi! Giọng mẹ tôi như một lời than. Tôi mỉm cười trấn an mẹ: - Mẹ đừng lo! Qua kỳ thi này, con lại mập lên cho mẹ coi! Không hiểu mẹ có tin lời tôi không mà tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng. Dù sao, công của tôi không phải là công cốc. Những ngày thức khuya dậy sớm đã không phản bội lại tôi. Kỳ thi cuối năm, tôi xếp hạng khá cao. Ba tôi hào hứng thông báo: - Sang năm ba sẽ mua cho con một chiếc xe đạp. Mẹ tôi chẳng hứa hẹn gì. Mẹ chỉ “thưởng” tôi một cái cốc trên trán: Cha mày! Từ nay lo mà ăn ngủ cho lại sức nghe chưa! Ba tôi vui. Mẹ tôi vui. Nhưng tôi mới là người vui nhất. Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài. Dù sao thì cũng cảm ơn mày, cơn ác mộng của tao, nhưng bây giờ xin tạm biệt nhé! Tôi cúi đầu nói thầm với trái bi cuối cùng đang nằm lăn lóc trong góc bếp trước khi cung tay cốc cho nó một phát.
Trả lời câu hỏi của Tâm Đỗ Thị Minh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

17/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài Hạ đỏ của Nguyễn Nhật Ánh là một đoạn truyện ngắn nói về nhân vật chính là Chương, một học sinh lớp chín. Trong đoạn truyện này, Chương kể về mùa hè quê ngoại và cuộc sống học tập của mình. Mẹ của Chương thường nấu canh bí đỏ cho Chương ăn vì tin rằng bí đỏ có thể giúp cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, Chương cảm thấy ngán ngẩm với món ăn này và không thấy hiệu quả trong việc học tập. Chương phải học gấp đôi so với các bạn cùng lớp và thường thức khuya dậy sớm để ôn tập. Cuối cùng, Chương đạt kết quả khá cao trong kỳ thi cuối năm và được ba mua cho một chiếc xe đạp làm phần thưởng. Mẹ của Chương cũng rất vui mừng và khuyến khích Chương tiếp tục nỗ lực học tập. Cuối cùng, Chương chia tay với món canh bí đỏ và cảm ơn nó vì đã giúp Chương đạt được thành công trong học tập. Về mặt nghệ thuật, đoạn truyện này sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của một học sinh. Câu chuyện được kể qua góc nhìn của Chương, giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật chính. Ngoài ra, việc sử dụng các chi tiết nhỏ như màu sắc đỏ của bí đỏ, việc thức khuya dậy sớm để học tập cũng tạo nên sự hình dung và tạo cảm xúc cho người đọc.
Câu trả lời uy tín

Hạ đỏ được Nguyễn Nhật Ánh sáng tác năm 1991, đây được xem là một trong những tác phẩm viết về tình yêu tuổi mới lớn hay nhất của tác giả. Trải qua biết bao cung bậc cảm xúc nhân vật tôi - Chương trong truyện đã nhận ra được nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống, về tình cảm hồn nhiên trong sáng nhưng không có kết quả của tình yêu ngốc xít. Cái kết buồn của chuyện cũng là cái kết rất đặc trưng của Nguyễn Nhật Ánh. Với chương 24, một chương nhỏ nằm ở giữa tác phẩm người đọc sẽ thấy được phần nào giá trị về chủ đề cũng như hình thức nghệ thuật của cả cuốn tiểu thuyết này.
Tiểu thuyết Hạ đỏ xoay quanh chủ đề về cuộc sống của đám học trò nhỏ nơi vùng quê, nơi có những mối quan hệ, những tình cảm rất hồn nhiên trong sáng của các cô cậu bé mới lớn. Trung tâm, nhân vật chính của tác phẩm là Chương mới thi cấp 3 xong được mẹ cho về quê ngoại để đổi gió. Tại đây Chương đã gặp rất nhiều những người bạn cùng trang lứa với mình như Dế - con dì Sáu em họ của mình; Dư - Thủ lĩnh của xóm miếu; Út Thêm người mà Chương thầm yêu mến. Xoay quanh những mối quan hệ của các nhân vật, những trải nghiệm của cuộc sống yên bình nơi làng quê tác phẩm đã gửi gắm thật nhiều điều ý nghĩa về cuộc sống xung quanh ta, về tình cảm hồn nhiên tuổi học trò, về việc sống thật đẹp với những năm tháng thanh xuân nhiệt huyết ấy.
Điều đặc biệt hơn chương 24 không khai thác về truyện tình cảm của Chương với Út thêm mà chủ yếu tập trung về việc Chương lén dạy chữ cho Dư thủ lĩnh của xóm miếu,về những cảm nhận của Dế với hành động này. Ban đầu Chương phải dấu Dế và các phe của Dế vì sợ họ không thích việc Chương dạy chữ cho Dư. Nhưng khi biết được việc làm ý nghĩa của Chương Dế rất vui vẻ, hào hứng, thậm chí còn tặng cho Dư hai cuốn tập viết. Với suy nghĩ rất đáng yêu và đáng quý “ Em nói rồi, em có trách anh bao giờ đâu. Chị em thằng Dư không được đi học như tụi em, tội cho tụi nó. Bây giờ anh dạy cho chị Út thêm và thằng Dư học tốt chứ sao” Với những suy nghĩ đáng yêu như vậy người đọc càng thêm yêu mến các nhân vật trong câu chuyện. Đó là những đứa trẻ thật đáng yêu, đáng quý, chúng có những suy nghĩ hồn nhiên, sẵn sàng bỏ qua những tư thù cá nhân để mong những điều tốt đẹp nhất đến cho những người bạn cùng trang lứa của mình. Thông qua chủ đề về tình bạn, về sự nhân hậu ấm áp của tình người câu chuyện đã gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống. Chúng ta hãy nhìn cuộc đời thật giản đơn giống như những đứa trẻ để đối xử thật nhân hậu vị tha với nhau, để cuộc đời này thêm ý nghĩa và giá trị.
Hình thức của chương 24 có thể xem là một câu truyện ngắn hoàn chỉnh cả về nội dung và nghệ thuật. Truyện đã xây dựng được những nhân vật mang đậm màu sắc cá nhân. Đó là tôi - cậu bé Chương nhân hậu, ấm áp, sẵn lòng giúp đỡ mọi người, dạy chữ cho Dư bằng tất cả tình cảm của mình. Đó là thằng Dế lém lỉnh, đáng yêu với những suy nghĩ rất hồn nhiên, trong sáng. Truyện được kể dưới người kể chuyện ngôi thứ nhất là tôi, vừa có thể đánh giá, nhận xét về các nhân vật khác, lại vừa khiến cốt truyện chân thực, gần gũi và đáng tin cậy hơn với người đọc. Những mẩu đối thoại đáng yêu của các nhân vật, ngôn ngữ gần gũi, đời thường và đậm chất vùng miền cũng góp phần vào thành công về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Với chương 24 chúng ta chưa thể bao quát hết những thành công của tiểu thuyết Hạ đỏ nhưng cũng có thể cảm nhận được phần nào những nét mới mẻ, đậm dấu ấn cá nhân trong phong cách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Chương 24 của tác phẩm đã xây dựng thành công các nhân vật tôi, thằng Dế, với một chủ đề gần gũi, nhân văn. Có thể nói với đoạn trích ngắn này người đọc đã hiểu thêm về con người nhà văn Nguyễn Ngọc Ánh, đó là rất nhạy cảm, tinh tế, có tình yêu và sự am hiểu sâu sắc đời sống của trẻ thơ.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved