logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Thu Huyeen

26/12/2023

DLần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới như những người trong một cơn mê. Người phu xe Dư ở trong ấy. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà khẽ hỏi: – Bẩm thầy muốn gì? Khi mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngôi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà. – Bác Dư có nhà không? – Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ. Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải: – Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác. Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói: – Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ? Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói: – Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó lột quần áo đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không được nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay. – Thế bây giờ bác ta đâu? Bà сụ trả lời: – Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy. Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là cái vạ, nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chứ không cũng chẳng việc gì. Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau: – Tội cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu không biết có qua khỏi được không? Tôi đứng lại gần xem. Trên cánh tay người mẹ, chỉ còn là một dúm thịt con đã nhăn nheo: đứa bé há hốc miệng thở ra, mặt xám nhợt. Người mẹ thỉnh thoảng lấy cái lông gà dúng vào chén mật ong để bên cạnh, phết lên lưỡi của đứa bé. – Cháu nó sài đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được. Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc. Bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại những cái tã rách như xơ mướp. Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rớm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực […].
Trả lời câu hỏi của Thu Huyeen
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

26/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Ngôi kể được sử dụng trong văn bản phần in nghiêng là ngôi kể thứ nhất (tôi). Câu 2: Các từ ngữ và hình ảnh miêu tả hoàn cảnh sống của người phu xe trong đoạn văn là "một chỗ nghèo nàn, khổ sở", "nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen và hội hám tràn cả vào đến thềm nhà". Câu 3: Điểm nhìn trần thuật được sử dụng trong đoạn in đậm là điểm nhìn thứ nhất (người kể trực tiếp trải qua và chứng kiến sự việc). Câu 4: Nội dung của văn bản phần in nghiêng là người kể lần đầu tiên bước vào một chỗ nghèo nàn và khốn khổ, trong đó gặp người phu xe Dư và nghe câu chuyện về việc bị bắt xe và khó khăn trong cuộc sống của người phu xe. Câu 5: Từ ngữ của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong câu "Bác Dư có nhà không?" và "Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ" có đặc điểm của ngôn ngữ miền Bắc Việt Nam, sử dụng từ ngữ như "bác", "chú", "vắng" thay cho "anh", "ông" và "đi về quê" thay cho "đi về nhà". Câu 6: Hành động lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực của Thanh thể hiện tâm trạng của Thanh là sự xót xa và đau đớn trước hoàn cảnh khó khăn và đau buồn của người phu xe và đứa bé. Câu 7: Tôi nghĩ rằng hậu quả của sự giận dữ được thể hiện trong đoạn trích này là sự đau đớn và xót xa trong lòng của người kể. Sự giận dữ đã khiến người kể không thể chịu đựng được nỗi đau và khó khăn của người phu xe và đứa bé, và anh ta đã tỏ lòng thông cảm và giúp đỡ họ. Điều này cho thấy sự giận dữ có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực, nhưng cũng có thể trở thành nguồn động lực để làm điều tốt và giúp đỡ người khác.
Câu trả lời uy tín

Câu 1: Ngôi thứ nhất

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoàn cảnh sống của người phu xe trong các câu văn: một chỗ nghèo nàn, khổ sở, một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà. 

Câu 3: Điểm nhìn trần thuật được sử dụng đoạn in đậm là điểm nhìn hạn tri

Câu 4: 

Thanh đã bị cảm xúc bức bối, khó chịu của mình điều khiển, dẫn đến việc có thái độ cư xử thiếu thiện cảm đối với người phu xe nghèo khổ, cuối cùng còn không giúp anh phu xe ngay cả khi anh ta năn nỉ. Nhân vật tôi sau khi cơn nóng giận qua đi đã cảm thấy hối hận vì cách cư xử của mình vì vậy muỗn chuộc lỗi nhưng đã muộn. Đó là câu chuyện làm cho Thanh ân hận và day dứt mãi nhưng qua chuyện đó, anh cũng rút ra được bài học cho mình

Câu 6: Thể hiện sự hối hận và ăn năn vì cách cư xử và hậu quả của cách cư xử đó của mình với anh phu xe . Thanh muốn sửa lại lỗi lầm của mình.

Câu 7: 

Câu chuyện khiến em suy nghĩ về hậu quả xấu của sự giận dữ. Sự giận dữ khiến con người dễ đánh mất lí trí, làm những việc không nên làm, nói những điều không nên nói; sự giẫn dữ gây tổn thương cho những người xung quanh; làm rạn nứt các mối quan hệ; thậm chí còn đẩy người khác vào hoàn cảnh ngặt nghèo như anh phu xe trong câu chuyện trên. Vì vậy, chúng ta không nên để cảm xúc chi phối, hãy biết cách giữ bình tĩnh, điều khiển cảm xúc của mình. 

II. LÀM VĂN 

Thạch Lam đã chứng tỏ tài năng và sự nhạy cảm tuyệt vời của mình, khi để nhân vật đi trên ranh giới quá mỏng manh phân chia hai phần nhân tính và thú tính trong mỗi con người ở tác phẩm Sợi tóc. Truyện Một cơn giận, ông lại phê phán tâm lý nhân vật từ một góc độ khác: Mặt sinh học của con người. Đặc biệt, người đọc còn ấn tượng với nghệ thuật kể chuyện tài tình của ông .

Truyện xoay quanh câu chuyện về một cơn giận của nhân vật chính. Cơn giận này được miêu tả chi tiết và tác động lên tâm lý và hành vi của nhân vật, tạo nên sự căng thẳng và xung đột trong câu chuyện. Truyện mở đầu bằng câu: “Sự giận dữ có thể sai khiến người ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ”. Và khép lại bằng cảnh gia đình nghèo khổ kia tan tác mỗi người mỗi nơi. Tất cả do sự giận dữ không đâu của người gây nên tai họa. Tác giả mượn lời nhân vật kết luận “Người ta có thể tàn ác một cách rất dễ dàng”, vì thế hầu hết nhân vật truyện ngắn Thạch Lam nhiều phần không rõ tính cách, chỉ bộc lộ tâm trạng, những nét tâm lý. Đó là những nhân vật nội tâm hơn là những con người ngoại hiện. Họ có tâm hồn tinh tế, sống nhiều với chính mình, thường yên lặng để tự cảm về mình, giàu cảm xúc nhưng ít hoạt động. Do sử dụng lối kết cấu tâm lí nên Thạch Lam cũng rất chú ý đến nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện. Một cơn giận được mở ra từ một triết lí nhân sinh giản dị mà sâu sắc: “Sự giận dữ có thể sai khiến người ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ”. Từ đó, cái kỉ niệm đau lòng của nhân vật tôi hiện dần, hiện dần qua hồi ức của Thanh như một vết thương lúc nào cũng ngoác miệng trong sự ăn năn hối lỗi, để nhắc nhở mỗi người hãy đấu tranh tự vượt qua chính con người mình bởi chiến thắng chính mình là chiến thắng lớn nhất.

Truyện được kể từ góc nhìn thứ ba, cho phép người đọc nhìn vào tâm lý và hành vi của nhân vật chính một cách khách quan. Điều này giúp tạo nên sự hiểu biết sâu sắc về nhân vật và tạo cảm giác tham gia vào câu chuyện. 

Truyện sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp, kết hợp giữa ngôn ngữ tác giả, người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Điều này giúp bộc lộ thế giới nội tâm, ý thức của nhân vật một cách sâu sắc và cho phép người đọc thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật. 

Tóm lại, truyện ngắn "Một cơn giận" của Văn Nam Cao có cốt truyện gắn liền với cơn giận của nhân vật, nhân vật được phát triển tinh tế, điểm nhìn từ góc nhìn thứ ba và sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp để bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Đọc truyện Một cơn giận của Thạch Lam, thiết nghĩ, cái căn nhà ọp ẹp, ẩm thấp, nghèo nàn, rách rưới ấy; gương mặt hai người phụ nữ khắc khổ, cằn cõi vì đói nghèo; đứa con bị bệnh đang thoi thóp vì không tiền để duy trì thuốc men và rồi đã chết ngay sau khi nhân vật tôi vừa bước ra khỏi cửa; Anh Dư phu xe, đang ở đâu? …. Tất cả là nỗi ám ảnh dai dẳng, bám riết hết quãng đời còn lại của nhân vật tôi sau một cơn giận.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved