17/01/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
17/01/2024
17/01/2024
I.
Câu 2. Theo văn bản, ca Huế được khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa.
Câu 3: Dựa vào văn bản, em hãy cho biết ca Huế được biểu diễn bằng 2 phong cách . Đó là Biểu diễn truyền thống và Biểu diễn cho du khách .
Câu 4. Nội dung khái quát của văn bản trên : Văn bản giới thiệu những đặc sắc của ca Huế. Từ đó, người đọc hiểu hơn về ca Huế và thêm yêu, tự hào về một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.
Câu 5. Liệt kê các loại nhạc cụ: đàn nguyệt, đàn tỉ bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam và tùy theo từng trường hợp, có thể không có cây đàn tam mà bổ sung thêm cây đàn bầu.
→ Tác dụng: thể hiện sự phong phú của các loại nhạc cụ với nhiều loại đàn và đều là các nhạc cụ dân tộc. Tăng tính biểu cảm cho đoạn văn.
Câu 6. Nhận xét: Ca Huế là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc, có tính dân tộc cao. Ca Huế là di sản văn hoá hết sức đa dạng phong phú, độc đáo từ làn điệu cho đến thời gian, không gian, địa điểm biểu diễn, đến các ca công, nhạc công, nhạc cụ ... Tất cả đều làm say đắm lòng du khách mỗi lần đến với Huế, nghe ca Huế. Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.
Câu 7. Một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế chính là hát Ca trù. Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Nghệ thuật Ca trù diễn ra trong các không gian ở đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, dinh thự và ca quán thính phòng. Trải qua thời gian ngày nay Ca trù đã trở thành một loại hình văn hóa dân gian kinh điển.
II.
Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.
Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved