logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Sáng dậy, gỡ tờ lịch, tiện mắt xem ngày âm, tôi biết bữa nay ngày mồng năm tháng năm, Tết Đoan ngọ, ngày tôi nhớ đời: dưới quê tới mùa còng lột, mùa mắn còng Mọi năm, vào dịp này, sau ngày mồng năm chừng vài tuần, tôi thường được món quà: keo chao đựng mắm còng nhỏ xíu kèm theo vài trái chuốt chát của cậu Năm gởi từ quê lên. Mắm làm bằng con còng lột chỉ là món ăn đồng nội đạm bạc của quê nghèo, vậy mà ngót mười lăm năm sau ngày giải phóng, năm nào, mùa còng nào cậu cũng gởi lên cho tôi. Vì một lý do riêng đối với cậu cháu tôi, mắm còng trở thành món ăn để hoài niệm. Trong chiến tranh, cậu làm du kích, tôi làm phóng viên mặt trận. Năm đó, quê tôi là chiến trường, lại vào chiến dịch nên tôi thường về sống với đội du kích của cậu. Sông Ba Lai hạ nguồn mùa khô nước mặn đắng, dân lại tản cư, du kích mất nguồn tiếp tế nước ngọt và thức ăn. Để có nước ngọt cầm hơi, du kích phải ngược dòng sông, bơi miết về trên nguồn nơi giáp nước, nhận xuồng cho nước ngọt tràn vào đầy óc ách rồi bơi về, tiện tặn chi xài cho qua mùa, qua chiến dịch Có một lần, địch phục kích, mấy đội viên lấy nước ngọt không trở về nữa. Còn thức ăn, du kích ăn toàn chữ C: thịt cò, cua, còng, cá chốt, đọt chà là, dây cóc kè... được coi là món ăn "chiến lược". Căn cứ núp trong rừng cò, ăn tỉa cò mới ra ràng lột da, xẻo đùi hầm với củ hủ chà là hoặc rô ti đường chảy, ăn ngày này qua tháng nọ. Tỉnh ủy sợ lô căn cứ, sợ cò bỏ đi nên buộc phải ngưng, thế là tắt nguồn, chúng tôi phải quay sang cua, cá chốt. Những thứ này phải câu và cũng hiếm nên cứ phải luân phiên từ cá cua, tới còng.Mùa còng lột vỏ, mỗi năm một lần vào mồng năm tháng năm ta. Lớp áo giáp đủ màu được trút bỏ, những chú còng mềm như lụa, thân ngậm đầy sữa, chỉ cần nấu qua loa cũng thành món ăn "cao cấp" liền. Nhưng còng lột nhiều vô kể, ăn đâu hết một lần, nên phải làm mắm để dành ăn dài hạn cả năm. Lại cũng có mùa, mắm đầy hũ nhưng không nhá được vì nhớ tới máu của một đội viên du kích thấm vào đó... Như thế, mùa mắm còng đâu chỉ là mùa mắm còng, nó đã trở thành mùa để nhớ quê nghèo, nhớ đồng đội, nhớ cậu Năm. Cậu biết vậy nên cứ tới mùa còng làm mắm gởi lên thành phố cho tôi. Lần duy nhất đích thân cậu mang lên cho tôi khi cậu về hưu cách đây ba năm nhưng cũng là lần buồn nhất: thằng con trai nhỏ bảy tuổi của tôi phản đối quyết liệt, không ăn mắm. Bảo nó mắm ngon, của ông Năm cực khổ mang từ quê lên, nó rán nhắm mắt nhắm mũi gắp một đũa tí tẹo. Chưa kịp nuốt nó đã nôn ra mật xanh mật vàng. Bàn ăn lặng đi. Cậu tôi buông đũa, làm bộ cười khà khà nhưng mặt tái đi như bị hớp hồn. Lầ đó cậu về, buồn, giận, thôi không gởi mắm còng, cũng không lên nữa. Tôi tưởng cậu sống để vậy chết mang theo, người du kích già sẽ không tha thứ đứa cháu trai kêu bằng ông sanh ra tại chốn thị thành không biết giá trị mắm còng. Nào ngờ, chỉ mưới hôm sau tờ lịch mách bảo cho tôi mùa mắm còng tới, vợ tôi tới cơ quan làm việc thì nhận được cái giỏ đệm con con. Vừa mở ra đã nghe mùi khăng khẳng quen thuộc của mắm còng. Thật thần kỳ, cậu đã hết giận. Tháo bọc nylon xếp cạnh keo mắm còng ra còn thấy một gói chuối khô, loại chuối hồng phơi nắng tại nhà! Trong bọc chuối hồng, có lá thư, nét chữ quen thuộc của cậu tôi xấu như gà bươi: " Mắm còng tao gởi cho vợ chồng mày. Còn gói chuối hồng khô tao gửi cho thằng Dân, nó khôg ăn được mắm thì ăn chuối cũng không sao. Hôm hổm tao coi truyền hình thấy nó đờn tranh được giải thưởng tao mừng, hết giận. Không ăn mắm còng nhưng đờn được bài Khổng Minh tọa lầu nhịp ngoại là tốt lắm, được cả xóm mình khen. Tao nay già rồi, vợ chồng mày có dịp dắt nó về cho tao thăm. Cậu". Vợ tôi vừa đọc thư vừa khóc. Còn tôi thì chỉ biết xếp bức thư lại để tối về nhà đọc riêng một mình. Kết Thúc Trả lời các câu hỏi: - Truyện ngắn Mùa mắm công được kể theo ngôi kể nào? Việc chọn ngôi kể như vậy có ý nghĩa, tác dụng gì? Nhân vật cậu Năm có những đặc điểm nổi bật nào? - Nêu ý nghĩa gợi ra từ lời của nhân vật cậu Năm: Mắm còng tao gởi cho vợ chồng mày. Còn gói chuối hồng khô tao gửi cho thằng Dân, nó không ăn được mắm thì ăn chuối cũng không sao. Hôm hồm tạo coi truyền hình thấy nó đờn tranh được giải thưởng tao mừng, hết giận. Không ăn mắm còng nhưng đờn được bài Khổng Minh toạ lấu nhịp ngoại là tốt lắm, được cả xóm mình khen. Tao nay giá rồi, vợ chồng mày có dịp dắt nó về cho tao thăm.
Trả lời câu hỏi của Tài khoản ẩn danh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

18/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
- Truyện ngắn "Mùa mắm còng" được kể theo ngôi kể thứ nhất. Việc chọn ngôi kể như vậy có ý nghĩa là để tạo sự gần gũi, chân thực và chia sẻ trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chính đối với người đọc. - Nhân vật cậu Năm có những đặc điểm nổi bật như sau: 1. Cậu Năm là một người du kích trong chiến tranh, đã trải qua những khó khăn, gian khổ và hi sinh trong cuộc sống và công việc của mình. 2. Cậu Năm có tình cảm sâu sắc và quan tâm đến người thân, đặc biệt là tác giả truyện (nhân vật chính). 3. Cậu Năm thể hiện lòng biết ơn và tình yêu quê hương thông qua việc gởi món quà mắm còng lên thành phố cho tác giả mỗi khi đến mùa còng. 4. Cậu Năm có tính cách hài hước, thông minh và biết cách làm dịu đi những căng thẳng, khó khăn trong cuộc sống bằng cách gửi gói chuối hồng khô và viết lá thư đầy ý nghĩa. - Ý nghĩa gợi ra từ lời của nhân vật cậu Năm là sự quan tâm, yêu thương và sự chia sẻ của một người đồng đội, người bạn thân trong cuộc sống và chiến tranh. Cậu Năm không chỉ gởi mắm còng và chuối hồng khô để làm quà, mà còn để gửi thông điệp về tình cảm, kỷ niệm và hy vọng trong cuộc sống. Lời của cậu Năm cũng thể hiện sự biết ơn và lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thân yêu và quê hương.
lucylucy

18/01/2024

Câu trả lời uy tín

Câu 1.

- Đoạn trích được kể theo lời kể của người cháu, người này gọi ông Năm là cậu.

- Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (xưng tôi)

Câu 2. Nhân vật cậu Năm có những đặc điểm nổi bật:

- Là người nghĩa tình, thủy chung:
+ Đến mùa mắm còng (mùng 5 tháng 5 âm lịch), sau vài tuần cậu gửi mắm còng gắn với kỉ niệm hai cậu cháu, gắn với sự hi sinh gian khổ của đồng đội trong những năm chiến tranh, đó là món ăn đặc sản của quê nghèo.
+ Gởi mắm còng là thể hiện tình cảm của đứa cháu và lúc nào cũng ăn món mắm còng là món ăn quen thuộc của quê hương, chứng tỏ cậu Năm là người nghĩa tình thủy chung.
- Là người bộc trực, thẳng thắn:
Đứa cháu kêu bằng ông không ăn được mắm còng nên cậu Năm giận , buồn, không gởi mắm còng và cũng không lên chơi vì nghĩ đứa cháu chê quê nghèo và quên cội nguồn.
- Là người giàu lòng vị tha:
+ Gởi mắm còng và chuối khô cho cháu nhỏ, kèm theo lá thư.
+ Cậu Năm tha thứ cho đứa cháu vì cháu biết đàn ca tài tử bài “Khổng Minh tọa lầu”,
đây là di sản văn hóa của người miền Tây  Lòng vị tha của cậu Năm xuất phát từ lối sống nghĩa tình, thủy chung.

Câu 3. Lời nhân vật cậu Năm gợi ra tình yêu quê hương và tự hào truyền thống quê hương. Dù lên phố thị thăm cháu, cậu Năm vẫn không quên giỏ mắm còng với bao tâm huyết, tình cảm của mình đặt vào đó để nhắc nhở các cháu dù ở nơi đâu cũng hãy nhớ về một miền quê nghèo khó. Tự hào truyền thống quê hương của cậu Năm còn thể hiện ở việc khi thấy thằng Dân "đờn được bài “Khổng Minh toạ lầu” đạt giải thưởng trên truyền hình cậu quên luôn việc thằng Dần không ăn được mắm còng. Mắm còng và những giai điệu dân ca đặc trưng của miền quê Nam bộ luôn được cậu Năm tự hào.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved