logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
cảm nhận của anh chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1 của bài thơ Tây Tiến
Trả lời câu hỏi của Minh Thiện Phạm
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

28/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong đoạn 1 của bài thơ Tây Tiến, bức tranh thiên nhiên được mô tả rất sống động và hùng vĩ. Cảnh sắc tự nhiên như núi non, sông biển, cây cỏ được tác giả miêu tả qua từ ngữ sinh động và màu sắc rực rỡ. Bức tranh này mang lại cho người đọc cảm giác yên bình, hòa mình vào không gian thiên nhiên trù phú và hùng vĩ của vùng Tây Bắc Việt Nam.
Câu trả lời uy tín

Người lính cách mạng vẫn thường hiện lên trong ký ức những người con đất Việt với niềm tự hào và xúc động mãnh liệt nhất. Ta đã tìm thấy anh giữa đoàn quân trùng trùng ra trận, ta đã nhận ra anh giữa chiến trường lửa đạn. Có người lính lam lũ, hiền lành trong thơ Chính Hữu, có người lính sôi nổi, trẻ trung trong thơ Phạm Tiến Duật. Nhưng chưa ở đâu, người lính lại hài hòa bi tráng như trong Tây Tiến của Quang Dũng. Cái can đảm, hào hùng của người lính chống Pháp sáng ngời lên giữa âm u, khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc, đặc biệt là trong khổ thơ đầu.
       Nhớ về một thời oanh liệt đã qua, nhớ đến đồng đội cũ, cảm hứng về Tây Tiến cháy lên trong lòng tác giả. Đó là cảm hứng của những chàng trai Hà Nội từ giã quê hương lên đường đi kháng chiến, đó là kí ức của một đất nước những năm đầu Cách mạng, đất nước với cảnh núi non hùng vĩ nơi biên cương Tây Bắc. Bài thơ ban đầu được đặt tựa đề “Nhớ Tây Tiến”, về sau chữ “Nhớ” được bỏ đi, có lẽ cũng bởi bao trùm bài thơ là nỗi nhớ một thời Tây Tiến gian khổ, hào hùng.

“Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”

       Sông mã trong ký ức Quang Dũng và những người đồng đội là nơi xuất phát kỉ niệm, khởi đầu của một chặng đường gian khổ, là cái gốc nỗi nhớ trong miền ký ức rất riêng của cuộc hành quân chiến đấu những người lính năm xưa. Dòng sông Mã ấy như một nhân chứng lịch sử đứng đó chở che, dõi theo từng bước chân của người lính; “xa rồi Tây Tiến ơi!” những kí ức vẫn còn rõ rệt lắm! Bao tình cảm được dồn nén vào từ “ơi” dâng lên một dấu chấm than để mở ra bao nhiêu dạt dào của cảm xúc nỗi nhớ. Nỗi nhớ vang vọng lên, khắc sâu tình cảm nhớ thương của người chiến sĩ năm nào. Điệp từ “nhớ” đi liền với tính từ “chơi vơi” xoáy sâu vào tâm hồn độc giả, ào ạt như một cái thác lũ trong ký ức Quang Dũng. Nỗi nhớ cuộn trào trong tâm hồn nhà thơ, đưa ông vào trạng thái hư ảo, triền miên của ký ức, cuốn trôi ông vào núi rừng, hai trận chiến ngày xưa để rồi khiến ông khắc khoải trong nỗi nhớ chơi vơi. 

“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”.

       “Nhớ chơi vơi” một nỗi nhớ nhẹ tênh mà nặng vô cùng, lơ lửng, vương vấn trong tâm hồn, bao la bát ngát lại có chiều sâu. Âm hưởng của câu thơ trong cách sử dụng vần giữa “chơi vơi” và “ơi” tạo lên một hiệu quả ngữ âm trọn vẹn. Nó lan tỏa, ngân dài từng tiếng vọng vào vách đá để rồi vang lại vào tâm hồn người đọc xúc cảm thiêng liêng mà Quang Dũng dành trọn cho Tây Tiến. Cũng bằng tình cảm thiêng liêng ấy, Quang Dũng đưa người đọc đến với những kỉ niệm đã lùi vào quá vãng, đến với âm u khắc nghiệt của núi rừng, đến với cái can đảm, hào hùng của người chiến sĩ.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

      Cái khắc nghiệt đầu tiên mà đoàn quân nếm trải là màn sương dày đặc ở bản làng Sài Khao. Nó bao phủ, che mờ của đoàn quân, nó thấm vào từng thớ thịt lạnh buốt. Sượng giá khiến đoàn quân lãnh lẽo, thấm mệt. Những khắc nghiệt của tự nhiên không làm tinh thần người chiến sĩ nao núng. Tình yêu nước đã khiến những chàng trai Hà thành thêm quật cường, bất khuất, xua tan mọi giá rét, cực khổ, đẩy lùi tất thảy mệt mỏi gian lao. Nhưng người lính đó dẫu có là ai, chiến đấu ở đâu thì họ đều vượt qua khắc nghiệt tự nhiên rồi bừng sáng lên vẻ đẹp hùng dũng, kiên cường. Quang Dũng là một cây bút lãng mạn, hào hoa, cách sử dụng từ ngữ của ông mang nhiều lớp nghĩa. Chi tiết “hoa về trong đêm hơi” tùy theo cách hiểu của mỗi người lại mang một sắc thái độc đáo. Đó có thể là hình ảnh người con gái Tây Bắc, cũng có thể là sự mỏi mệt trên đường hành quân khiến người chiến sĩ hoa mắt. Hoặc, “hoa về” là ánh sáng lấp lánh của ngọn đuốc trong cảnh chập tối mờ hơi sương. Dù hiểu theo cách nào, hình ảnh thơ Quang Dũng vẫn thật đẹp đẽ, thi vị, sáng ngời. 

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.

       Ta cảm nhận được cái thô ráp, gồ ghề trong câu thơ như chính hình thể gập ghềnh, cheo leo của dốc núi. Một hiện thực khắc nghiệt của vùng cao Tây Bắc. Bức tranh hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút được lột tả thành công dưới ngòi bút tài hoa của Quang Dũng. Đó là con dốc khúc khuỷu, gập ghềnh, hiểm nguy mà đoàn quân phải đối mặt, con dốc thăm thẳm không có điểm dừng, triền miên kéo dài như cuộc kháng chiến chống Pháp bấy giờ. Ấy vậy mà Quang Dũng vẫn lột tả rõ nét sự tinh nghich, trữ trung qua cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ “ súng ngửi trời”. Đó là cách sử dụng từ táo bạo, sôi nổi, lạc quan đậm chất người lính.

“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

        Một sự đối lập kín đáo trong câu thơ cũng như trong tâm hồn người chiến sĩ. Trải qua bao thăng trầm hiểm trở anh vệ quốc quân đã đặt chân lên đỉnh dốc. Điệp từ “ngàn dốc” mở ra một khoảng không gian đa chiều, vừa gợi lên cái hoang sơ, vừa đặc tả vẻ đẹp trữ tình nơi núi rừng Tây Bắc. Sau tất cả những dồn dập, và người chiến sĩ lắng lại một miền đất lãng mạn “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Thanh bằng trong từng từ trải dài làm cả câu thơ mênh mang lắng đọng tạo nên một bức tranh núi rừng phủ mưa trắng xóa. Vượt qua mọi gập ghềnh trước mắt, người lính bắt gặp những ngôi nhà ở Pha Luông, được chứng kiến cuộc sống con người đang hiện hữu. Nếu ở Mường Lát người lính bị sương giá làm cho lãnh lẽo thì ở đây, đối mặt với cơn mưa rừng cái giá rét ấy còn tăng lên gấp bội. 

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.

       Những con người này đẹp lắm, dũng cảm lắm bởi họ đã làm nên lịch sử, góp phần vào sự trưởng thành của đất nước, họ cũng chính là những con người “sinh ra trong thời đại của anh hùng”. Tất cả thương mến, tự hào dành cho đồng đội dường như đã được Quang Dũng gửi gắm trọn vẹn trong từ “anh bạn”. Dãi nắng dầm mưa, trải qua khắc nghiệt của thiên nhiên núi rừng người chiến sĩ đã hy sinh. 

“Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.

       Bút pháp lãng mạn “bỏ quên đời” phần nào làm cho cái chết không còn nặng nề, giảm nhẹ đau thương và mất mát. Quang Dũng viết về anh như viết về một đất nước dẫu có mưa bom bão đạn cũng không chịu cúi đầu: “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Họ là những chàng trai còn mang trong mình ước mơ và hoài bão tuổi trẻ. Vậy mà giờ đây, họ hy sinh vì lý tưởng chung của dân tộc. Nó lớn lao hơn tất cả mơ mộng thường tình của chàng trai trẻ. Họ ra đi sôi sục, ngạo nghễ, họ chiến đấu vì quê hương nên cái chết cũng nhẹ nhàng như về với đất mẹ. Họ đã sống, đã chiến đấu xứng đáng với quê hương, đất nước. Vì giang sơn, vì độc lập, vì tự do của nhân dân Việt Nam anh nguyện hiến dâng tính mạng thực hiện lý tưởng cao đẹp ấy. Người chiến sĩ nằm lại nhưng đồng đội anh vẫn tiếp bước. 

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

        Cảnh chiều tà luôn khiến lòng người chứa chan nỗi niềm tâm sự. Giữa núi rừng hoang sơ cạnh anh là những người đồng đội xa quê chất chứa nỗi nhớ quê hương. Khó khăn vất vả cộng hưởng nỗi nhớ nhà để khiến người ta nhụt chí nhưng với anh lính Tây Tiến nó không những không ngăn được lý tưởng cách mạng, ngược lại còn là động lực thôi thúc anh mạnh mẽ hơn, can đảm hơn. Hai câu thơ gieo vào lòng người đọc tất cả khắc nghiệt và dữ dội về một miền đất âm u, khắc khổ. Địa danh “Mường Hịch” được sử dụng rất khéo, rất tài tình, nó nghe nặng nề đáng sợ như bước chân thú dữ khiến cảnh sắc núi rừng trở nên thật hoang sơ lạnh lẽo. Rừng núi trùng điệp nhưng cũng khắc nghiệt biết bao! Tưởng rằng những khó khăn, gian khổ kia sẽ làm mờ đi trong tâm hồn những chàng trai trẻ Hà Nội nét hào hoa, lãng mạn vốn có. 

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

       Hai tiếng “nhớ ôi” thốt ra bằng tất cả nỗi niềm kìm nén. Lắng đọng lại những kỉ niệm tình người ấm áp, tình quân dân đằm thắm qua những bản làng dọc đường hành quân. Sau bao nhiêu gian khổ khắc nghiệt núi rừng Tây Bắc, người chiến sĩ dừng lại Mai Châu. Quây quần bên nồi xôi nếp mới với các cô gái bản làng xinh đẹp khiến bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn bỗng chốc được xua tan, trả lại người lính nét can đảm hùng tráng vốn có. Phải trải qua quãng đường trường chinh, gian khổ, phải là những con người “chẳng tiếc trời xanh” như Quang Dũng thì mới có thể viết nên những vẫn thơ kiêu hùng đến thế. Ông vẽ nên người lính Tây Tiến trong những năm tháng khói lửa với một niềm xúc động thiêng liêng nhất. Bao nhiêu năm kháng chiến là bấy nhiêu năm chiến đấu trường kì gian khổ. 
      Hôm nay, đọc lại những vẫn thơ “Tây Tiến” chúng ta không chỉ tự hào về quá khứ oanh liệt của dân tộc, về người lính chống Pháp bi tráng, can đảm mà còn phải ý thức trách nhiệm với non sông đất nước bởi những người lính đã ngã xuống để bảo vệ hai tiếng “độc lập” vẹn nguyên.

 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved