logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Viết bài văn nghị luận về vấn đề văn học giao tiếp trên mạng xã hội . giúp em với mọi người
Trả lời câu hỏi của Bảo Châm Hứa
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

01/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Dựa vào thông tin trong đoạn văn mẫu và dàn ý nghị luận về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, ta có thể viết bài văn nghị luận về vấn đề "văn học giao tiếp trên mạng xã hội" như sau: I. Giới thiệu: - Nêu vấn đề cần thảo luận: Văn học giao tiếp trên mạng xã hội. - Đề cập đến tầm quan trọng và sự cần thiết khi thảo luận về vấn đề này. II. Phân tích vấn đề: 1. Sự phát triển của mạng xã hội và vai trò của văn học trong giao tiếp trực tuyến. 2. Ƣnhững ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng ngôn ngữ và phong cách viết trong giao tiếp trên mạng. 3. Những rủi ro và hiểm nguy khi không tuân thủ các nguyên tắc và quy chuẩn trong việc sử dụng từ ngữ, thông điệp trên không gian mạng. III. Đề xuất giải pháp: - Khuyến khích sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuẩn mực trong giao tiếp online. - Tạo ra các chương trình giáo dục để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì văn hóa giao tiếp lịch sự trên mạng. IV. Kết luận: - Tóm tắt lại ý chính của bài nghị luận, nhấn mạnh vào việc duy trì và phát triển văn hóa giao tiếp lịch sự, tôn trọng trên không gian mạng xã hội. Hy vọng bài nghị luận này giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề "văn học giao tiếp trên mạng xã hội". Chúc bạn thành công!
Hanhhoa

01/03/2024

Câu trả lời uy tín

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Không chỉ là nơi để chúng ta chia sẻ thông tin và kết nối với bạn bè, mạng xã hội cũng mang lại những cơ hội học hỏi và giao tiếp. Việc học giao tiếp trên mạng xã hội có những lợi ích rõ rệt, nhưng cũng đặt ra những thách thức chúng ta cần nhìn nhận.

Một trong những lợi ích quan trọng của việc học giao tiếp trên mạng xã hội là khả năng mở rộng mạng lưới giao tiếp. Mạng xã hội cho phép chúng ta kết nối với người từ khắp nơi trên thế giới, vượt qua khoảng cách địa lý. Điều này mở ra cơ hội để giao tiếp với những người có ý kiến và quan điểm khác nhau, từ đó mở rộng kiến thức và hiểu biết của chúng ta. Chúng ta có thể học từ những người có kinh nghiệm, chia sẻ ý tưởng và nhận phản hồi từ cộng đồng trên mạng xã hội.

Hơn nữa, mạng xã hội cung cấp một môi trường thuận lợi để phát triển kỹ năng giao tiếp của chúng ta. Việc tham gia vào các nhóm và diễn đàn trên mạng xã hội giúp chúng ta rèn luyện khả năng diễn đạt ý kiến, lắng nghe và tương tác với những người khác. Chúng ta có thể thực hành giao tiếp trực tuyến, trao đổi ý kiến và xây dựng quan hệ với những người có cùng sở thích và mục tiêu. Điều này giúp chúng ta trở nên tự tin hơn trong việc giao tiếp và xử lý các tình huống trực tuyến.

Tuy nhiên, việc học giao tiếp trên mạng xã hội cũng đặt ra một số thách thức. Một trong những thách thức đó là việc quản lý thời gian và sự phụ thuộc vào mạng xã hội. Việc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và hiệu suất học tập, công việc hoặc các hoạt động khác. Chúng ta cần biết cân bằng giữa việc học giao tiếp trên mạng xã hội và các hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày.

Thách thức khác là việc xử lý thông tin trên mạng xã hội. Trên mạng, thông tin được chia sẻ rất nhanh chóng và đa dạng. Chúng ta cần phải có khả năng phân biệt thông tin đúng và tin cậy từ thông tin sai lệch hoặc giả mạo. Đồng thời, chúng ta cũng cần thận trọng trong việc chiasẻ thông tin cá nhân và bảo vệ quyền riêng tư trên mạng xã hội. Việc học cách đặt giới hạn và bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng xã hội là rất quan trọng để tránh những rủi ro và hậu quả không mong muốn.

Để tận dụng lợi ích của việc học giao tiếp trên mạng xã hội và vượt qua những thách thức, chúng ta cần có một số phương pháp và nguyên tắc cơ bản. Đầu tiên, chúng ta nên luôn duy trì tinh thần tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp trên mạng xã hội. Chúng ta phải tỏ ra lắng nghe và thể hiện quan điểm một cách xây dựng và không gây xúc phạm. Thứ hai, chúng ta nên kiểm tra và xác minh thông tin trước khi chia sẻ hoặc tin tưởng vào nó. Sự cảnh giác và khả năng đánh giá thông tin là rất quan trọng để tránh bị lừa dối hoặc lan truyền tin tức sai lệch. Cuối cùng, chúng ta cần xây dựng một thái độ cân nhắc và tự trách nhiệm trong việc sử dụng mạng xã hội. Điều này gồm việc quản lý thời gian, đặt giới hạn và không để mạng xã hội chiếm quá nhiều thời gian và tài nguyên của chúng ta.

Việc học giao tiếp trên mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Chúng ta có thể mở rộng mạng lưới giao tiếp và học hỏi từ những người khác, cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp trong môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận và đối mặt với những thách thức của việc sử dụng mạng xã hội, bao gồm quản lý thời gian, xử lý thông tin và bảo vệ quyền riêng tư. Bằng cách áp dụng những phương pháp và nguyên tắc phù hợp, chúng ta có thể tận dụng những lợi ích của việc học giao tiếp trên mạng xã hội một cách an toàn và hiệu quả.

anhduongrucro

01/03/2024

Bảo Châm Hứa Xã hội ngày càng phát triển, mạng xã hội cũng dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Cùng với đó, văn hoá ứng xử trên không gian mạng cũng trở thành một trong những vấn đề luôn được quan tâm từ lâu. Theo khảo sát của Microsoft nhân ngày Quốc tế an toàn mạng năm 2021, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng. Điều này giống như giọt nước tràn ly khiến cụm từ "văn hóa ứng xử trên không gian mạng" vốn đã nhức nhối lại trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Vậy thế nào là văn hóa ứng xử? Thế nào là văn hóa ứng xử trên không gian mạng? Ứng xử là sự ứng phó, đối xử, phản ứng của con người trước tác động của người khác trong tình huống cụ thể. Tất cả những hành động, thái độ, cử chỉ, cách thức giao tiếp giữa người với người như vậy tạo thành văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử phụ thuộc lớn vào tính cách, trải nghiệm, môi trường sống, trình độ tri thức... mỗi người; tạo thành ấn tượng chung để đánh giá mỗi cá nhân hoặc cả một xã hội, cộng đồng. Văn hóa ứng xử trên không gian mạng có thể hiểu là tất cả hành động của con người trên mạng xã hội, từ việc đăng bài đến việc bày tỏ cảm xúc, bình luận, chia sẻ lại bài viết của người khác... Giống như xã hội luôn hướng đến sự phát triển, hiện đại thì văn hoá ứng xử nói chung và văn hoá ứng xử trên không gian mạng nói riêng cũng luôn hướng đến sự văn minh, tiến bộ để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mạng xã hội là công cụ giúp con người giao lưu, kết nối với nhau; là phương tiện hỗ trợ giúp học tập, công việc dễ dàng, thuận tiện hơn. Trong thời gian khó khăn do dịch bệnh, giãn cách những ngày qua, không khó để bắt gặp các bài viết gửi lời chia sẻ, động viên chân thành gửi đến các bệnh nhân mắc Covid hay những người đang ngày đêm ở tuyến đầu phòng chống dịch. Nhờ đó, mỗi chúng ta đều được tiếp thêm năng lượng tích cực, yêu đời; tiếp thêm sức mạnh để vượt qua đại dịch. Nhờ mạng xã hội, những hình ảnh đẹp, những câu chuyện về các hoàn cảnh khó khăn và các chương trình thiện nguyện được cộng đồng chia sẻ, lan truyền mạnh mẽ, phổ biến hơn để người cần giúp đỡ được giúp đỡ, cần ủng hộ được ủng hộ, cần tuyên dương được tuyên dương...

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại không ít các hành vi ứng xử kém văn minh trên mạng. Dạo một vòng quanh trang mạng bản thân đang sử dụng, bạn có thể dễ dàng thấy các bài đăng, bình luận mang tính chất kì thị tôn giáo, giới tính, dân tộc; các phát ngôn sai sự thật hay mang tính chất đả kích, miệt thị, lăng mạ, công kích các cá nhân, tổ chức... Chúng được gọi chung là "rác mạng" và từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hậu quả khôn lường cho xã hội. Giữa năm 2021, ở Trung Quốc, một cô gái trẻ đã tự tử bằng thuốc trừ sâu ngay trong buổi phát sóng trực tiếp (live stream) trên mạng xã hội sau khi chia sẻ về căn bệnh trầm cảm mình đang mắc phải. Đáng nói là ngay ở phần bình luận trực tiếp, có rất nhiều cư dân mạng cổ vũ ý định tự sát của cô gái với nội dung: "Chết đi!", "Uống ngay đi!"...

Ở Việt Nam, theo một cuộc nghiên cứu được giới chuyên môn thực hiện, gần 80% người dùng mạng xã hội nước ta là nạn nhân hoặc biết tới các trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng - một con số biết nói khiến mỗi chúng ta phải suy ngẫm nhiều điều. Chỉ một clip ngắn quay lại một cảnh nhạy cảm, một cuộc ẩu đả không rõ nguồn gốc, không rõ hoàn cảnh... cũng có thể khiến cộng đồng mạng dậy sóng, kèm theo đó là hàng ngàn bình luận khiếm nhã bình phẩm ngoại hình, truy tìm, tiết lộ thông tin cá nhân... Một số người, thậm chí là người nổi tiếng lại không ngần ngại đăng tải nội dung nói tục, chửi bậy, chia sẻ thông tin sai sự thật lên trang cá nhân... Tháng 9 năm ngoái, một vụ đấu tố qua lại trên mạng xã hội giữa một doanh nhân thành đạt và các nghệ sĩ nổi tiếng về vấn đề từ thiện đã nhanh chóng biến thành vụ lùm xùm phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, biến cụm từ "sao kê" trở thành một trong các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất năm. Dù chưa có bất cứ kết luận nào của cơ quan có thẩm quyền nhưng một bộ phận người dùng mạng đã tự phong cho mình chức danh "thẩm phán online", tràn vào trang cá nhân của những người liên quan, mặc sức bôi nhọ, thoá mạ, mạt sát họ và gia đình... Và đó chỉ là một số trong vô vàn minh chứng cho thực trạng đáng buồn của văn hoá ứng xử trên không gian mạng.

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ ý thức sử dụng mạng xã hội của con người. Khi giao tiếp trên mạng, do không đối mặt trực tiếp nên một số người có suy nghĩ mình nói gì cũng được, làm gì cũng được. Việc buông lời kì thị, bắt nạt người khác vì thế cũng trở nên dễ dàng hơn; cảm giác ăn năn, hối hận cũng ít hơn. Mạng xã hội vô tình trở thành nơi "ẩn thân" để dễ dàng xúc phạm người khác. Một số người, chủ yếu là giới trẻ có tâm lý nổi loạn, thích thể hiện, bất chấp tất cả để thể hiện cái tôi, để nhận được sự chú ý trên mạng xã hội. Một số người thì đánh tráo khái niệm, vin vào cụm từ "tự do ngôn luận" để bao biện cho hành vi công kích người khác. Ranh giới giữa tự do ngôn luận và xúc phạm, làm tổn thương người khác chưa bao giờ trở nên mong manh đến vậy. Ngoài ra, ảnh hưởng của giáo dục, môi trường sống, gia đình khiến một bộ phận người dùng mạng chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của việc phát ngôn không đúng mực trên mạng; đôi khi thiếu kiến thức dẫn đến việc không biết chọn lọc, đánh giá tính đúng sai của thông tin.

Để xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng văn minh, tiến bộ hơn; các công ty điều hành các trang mạng xã hội lớn hiện nay như Facebook, Youtube, Instagram, Twitter... đã có những giải pháp riêng nhằm thanh lọc thông tin xuất hiện trên mạng xã hội của họ, có biện pháp cảnh cáo, ngăn chặn những hành vi và người dùng kém văn minh. Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông nước ta cũng đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Đây được coi như giải pháp mềm để mỗi người tự hiểu rõ trách nhiệm của mình khi sử dụng mạng xã hội; nhằm hướng dẫn, định hướng mỗi người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp.

Tuy nhiên, tất cả các biện pháp đều không thể phát huy hiệu quả nếu thiếu con người. Bày tỏ suy nghĩ, chính kiến là chuyện riêng của mỗi người nhưng khi phát ngôn chúng trên không gian mạng thì nó không còn là chuyện riêng nữa. Tất cả những điều bạn thể hiện trên mạng chứng tỏ bạn là ai; là căn cứ để người khác nhìn nhận, đánh giá con người bạn. Vậy nên, mỗi người cần có ý thức chịu trách nhiệm, tự xem xét và điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình trên mạng xã hội. Tiếp cận thông tin một cách chọn lọc, cẩn thận đánh giá tính chính xác và độ tin cậy của thông tin. Trước khi phát ngôn bất cứ điều gì trên mạng, hãy cân nhắc ranh giới nên và không nên, phù hợp và không phù hợp.

Khi bắt gặp một vấn đề không cùng quan điểm, thay vì bày tỏ thái độ tiêu cực thì bạn có thể lướt qua; thay vì bình luận nặng nề, thô tục, hãy chia sẻ quan điểm bằng những từ ngữ phù hợp, văn minh. Khi chúng ta giao tiếp với nhau gián tiếp qua mạng xã hội, ranh giới giữa bày tỏ ý kiến và xúc phạm người khác đôi khi trở nên rất mỏng manh. Do đó, mỗi khi có ý định đặt ra lời phê phán, đánh giá nặng lời ai đó, hãy thử đặt mình hoặc những người thân yêu nhất của mình vào vị trí người nhận được những lời đó; nếu cảm thấy buồn hay bị tổn thương thì đồng nghĩa với việc bạn đã công kích, xúc phạm người khác mất rồi.

Thế giới số, mạng xã hội có thể là ảo nhưng tác động của nó là thật. Mạng xã hội là công cụ giúp con người gần nhau hơn, có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn nên con người đừng tự biến mình trở thành công cụ bị nó thao túng, điều khiển. Hãy trở thành người dùng mạng tỉnh táo, thông thái và cùng cộng đồng chung tay xây dựng, bảo vệ văn hoá ứng xử trên không gian mạng ngày càng tiến bộ, văn minh.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved