logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
vubaongocdz

08/03/2024

THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ(*) (Bà Huyện Thanh Quan) Tạo hóa gây chi cuộc hí trường(1) Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương(2) Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo(3), Nền cũ lâu đài bóng tịch dương(4), Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt(5), Nước còn cau mặt với tang thương(6) Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây luống đoạn trường(7) (Nguồn: Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn Sách, Bùi Hữu Sủng, Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, Trường Nguyễn Khuyến xuất bản, Hà Nội, 1953) Chú giải: (*) Thăng Long là kinh đô nước ta từ đời nhà Lý đến đời nhà Lê, đến đời Minh Mệnh nhà Nguyễn thì đổi ra tỉnh Hà Nội. Đi qua cố đô, Bà Huyện Thanh Quan, đại biểu cho giai cấp sĩ phu Bắc Hà, bâng khuâng trước sự di đô đổi triều, đau lòng trước sự tang thương. (1)Hí trường: Sân khấu diễn tuồng. Ở đây dùng ví với cuộc đời, vì nối tiếp hết lớp này tiếp lớp khác, luôn biến đổi; (2)Tinh sương: Một năm, tinh là sao, mỗi năm di chuyển một vòng, sương theo thời tiết, mỗi năm giáng một lần; (3)Thu thảo: Cỏ mùa thu; (4)Tịch dương: Bóng mặt trời lúc chiều tà; (5)Tuế nguyệt: Năm tháng; (6)Tang thương: Do chữ "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành ruộng dâu), chỉ việc sự vật thay đổi; (7)Đoạn trường: Đau lòng đứt ruột. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ? A. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật C. Thể thơ song thất lục bát D. Thể thơ tự do Câu 2. Những câu thơ nào gợi lên hình ảnh hoang tàn, phế tích của kinh thành xưa? A. Hai câu đề B. Hai câu thực C. Hai câu luận D. Hai câu kết Câu 3. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào? Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn cau mặt với tang thương A. Đối và ẩn dụ C. Nhân hoá và đối B. Điệp và nhân hoá D. Đối và so sánh Câu 4. Ý nào không đúng về đặc điểm gieo vần của bài thơ Thăng Long thành hoài cổ? A. Gieo vần chân “ương” B. Vần bằng B. Vần "ương" được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu 1, 2, 4, 6, 8 D. Gieo cả vần chân và vần lưng rất linh hoạt. Câu 5. Từ nào không phải từ Hán Việt trong các từ sau? A. Trơ gan B. Hí trường C. Tuế nguyệt D. Kim cổ Câu 6. Nội dung hai câu luận là? Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn cau mặt với tang thương A. Sự vĩnh hằng, bất biến của thiên nhiên, vũ trụ trước thời gian. B. Cảnh vật mang tình người và hồn người. C. Thiên nhiên biến đổi theo vòng quay của tạo hoá, vũ trụ.. D. Nỗi niềm hoài cổ, tự hào về kinh thành xưa. Câu 7. Dòng nào không đúng khi nói về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Thăng Long thành hoài cổ? A. Lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ. B. Sử dụng những thi liệu gắn với cuộc sống đời thường chốn thôn quê. C. Hình ảnh ước lệ nhưng gợi cảm. D. Phép đối chặt chẽ, bút pháp tả cảnh ngụ tình. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 8. Nhận xét về ngôn ngữ thơ của bà Huyện Thanh Quan sử dụng trong bài thơ. Câu 9. Nêu cảm nhận về tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ. Câu 10. Viết đoạn văn ngắn (7 – 10 dóng) nêu suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị trong quá khứ.
Trả lời câu hỏi của vubaongocdz
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

08/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? Đáp án đúng: C. Thể thơ song thất lục bát Câu 2: Những câu thơ nào gợi lên hình ảnh hoang tàn, phế tích của kinh thành xưa? Đáp án đúng: A. Hai câu đề Câu 3: Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào? Đáp án đúng: D. Đối và so sánh Câu 4: Ý nào không đúng về đặc điểm gieo vần của bài thơ Thăng Long thành hoài cổ? Đáp án đúng: B. Vần bằng Câu 5: Từ nào không phải từ Hán Việt trong các từ sau? Đáp án đúng: A. Trơ gan Câu 6: Nội dung hai câu luận là? Đáp án đúng: B. Cảnh vật mang tình người và hồn người. Câu 7: Dòng nào không đúng khi nói về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Thăng Long thành hoài cổ? Đáp án đúng: B. Sử dụng những thi liệu gắn với cuộc sống đời thường chốn thôn quê. Câu 8: Nhận xét về ngôn ngữ thơ của bà Huyện Thanh Quan sử dụng trong bài thơ. Trong bài thơ, ngôn ngữ được sử dụng trang nhã, giàu hình tượng và biểu cảm, kết hợp giữa tiếng Việt và tiếng Hán để tạo ra sự uyển chuyển, lôi cuốn cho người đọc. Câu 9: Nêu cảm nhận về tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ. Tác giả đã tỏ ra buồn bã, hoài niệm và xót xa khi nhìn lại quá khứ hoàng kim của Thăng Long - Hà Nội xưa, qua những hình ảnh hoang tàn, phế tích một khi đã qua mãi. Câu 10: Trong quá khứ có rất nhiều giá trị văn hóa, lịch sử mà chúng ta cần phải trân trọng và gìn giữ. Những di sản văn hóa này không chỉ là niềm tự hào của dân tộc mà còn là ngọn lửa duy trì và phát triển bản sắc dân tộc. Chính việc hiểu biết và trân trọng những giá trị trong quá khứ giúp chú
PhamDaiDuong

08/03/2024

Câu trả lời uy tín

Câu 1. 
B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2. 
B. Hai câu thực
Câu 3. 
C. Nhân hoá và đối
Câu 4.
D. Gieo cả vần chân và vần lưng rất linh hoạt.
Câu 5. 
hí trường,
Câu 6. 
C. Thiên nhiên biến đổi theo vòng quay của tạo hoá, vũ trụ..
Câu 7.
D. Phép đối chặt chẽ, bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Câu 9. Tâm trạng buồn man mác, tiếc thương quá khứ.
Câu 10. 
Ta sẽ không thể nào trưởng thành ở hiện tại và phát triển ở tương lai nếu đánh mất đi những ký ức ở quá khứ.Bởi nó chứa đựng bài học , kinh nghiệm mà chính chúng ta đã tích lũy qua những vất ngã qua những lần mà ta gặp những thử thách.Đồng thời "những ký ức đã qua"chính là nguồn động lực để bản thân mỗi người tỏa sáng trong tương lai mà bản thân khao khát. Nếu phủ bỏ đi những ký ức đấy làm sao ta có thể có phiên bản chính mình ở hiện tại.Những ký ức đã qua là tấm gương soi chiếu chính chúng ta đã làm được những gì và khắc phục những thiếu sót của bản thân để tương lai chúng ta sẽ hoàn hảo hơn.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved