logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Ngọc Diệp

20/03/2024

Đặt vào ngày cuối Đông đầu Xuân, ngày Tết Nguyên Đán còn có một thâm ý sâu xa hơn nữa, theo Tử Nguyên, xuân có nghĩa là “trai gái vừa lòng nhau", xuân là cựa động, băng giá tan hết, muôn vật đến mùa xuân đều của động mà sống lại. Từ quan niệm ấy, người mình tiến đến tín ngưỡng thờ Thần Đất. Họ tin rằng trong không, thời gian mà Thần Đất vắng mặt trên trần thì không ai được động chạm đến đất như cày bừa cuốc xới lên hay giã gạo làm cho vang động đất. Ngày Tết, do đó, có ý nghĩa là đón đợi sự trở về của Thần Đất: người ta chờ lúc cây cối đâm lộc nảy mầm, muôn vật trở lại cuộc sống bình thường, chỉ sợ vì một cớ gì bí mật, không phần thịnh và sản xuất như xưa nữa. Họ tin rằng nếu không kiêng kị thì Thần Đất không phù hộ loài người và sẽ làm cho cây cối, con người, súc vật, của cái không thể nào phát triển (..) Có ai ở tỉnh thành ăn Tết ngày mồng một rồi đến mồng hai, mồng ba đi về những vùng đất thơm ngát hoa đồng có nội mới thật thấy cái tết của ta đẹp biết ngần nào, êm ái biết ngần nào. Người nông dân vất và quanh năm, được mấy ngày ấy nhất định nghỉ không ra đồng. Chè chén đã đành rồi, nhưng tội gì mà chẳng vui chơi để giải quyết sự thèm khát giải trí mà vua quan ngày trước không hề nghĩ tổ chức bao giờ. Vì thế, nghe thấy đầu xuân có hát tuồng cổ "Quan Vân Trường quá ngũ quan trảm lục tưởng" hay "Dự Nhượng tam đã long bào", ở cách xa nơi họ ở dăm mười cây số, họ cũng cố đi xem cho kì được (...). Tại vài làng mát mặt ở Bắc Việt, các đàn anh vào dịp tết vẫn rủ nhau rước à đào, tuồng cổ, phường chèo về diễn (...). Ngày Tết, bước ra khỏi Hà Nội một hai cây số ta có thể thấy ở bất cứ làng nào cũng có trồng một vài cây đu để cho trai gái trong làng hay những vùng quanh đấy đến dún dấy với nhau (...). Cây đu làm bằng tám cọc tre, trồng rất chắc dưới đất vì trồng càng chắc thì dún càng khỏe. Cái ngáng đu vận bằng rơm, giữ hai hàng cột gioăng ra hai bên (...). Đu càng cao, các cô, các cậu càng đưa mạnh. Các cậu cổ dún. Các cô ưỡn thêm lên (...). Đu lên bổng, chiếc áo nâu non của cô gái dan díu với chiếc áo the thâm của chàng trai, đôi giái yếm lụa quấn quýt lấy chiếc quần hồ trắng bốp... hai lá cờ đuôi nheo cũng phải rung lên một cách đa tình (...) Ai đã ở Bắc vui mấy ngày xuân, thế nào mà chẳng có lúc đã nghe thấy người ta hát: Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy, Vui thì vui vậy chẳng tày Gia La... (...) Ngày Tết ở Bắc, rỗi rãi mà đi xem hết hội này đến lễ kia như thế, phải nói thật quả là mình sung sướng như tiên. Tết đi thăm nhau, chúc mừng nhau, uống rượu ăn mứt, ăn kẹo với nhau, đánh cờ đánh kiệu với nhau, vui quá thể, ai mà lại còn không biết, nhưng vui thấm thía, vui ý nghĩa, vui sâu xa thì phải nói thực, đó là nhờ những đám rước, những tục cổ, những trò chơi như thế. Xin Trời Phật phù hộ cho không bao giờ có những ngày xuân, ngày tết không có hoa và bướm, không bao giờ có những người không được thương yêu; không bao giờ có những cây không này lộc, những cặp mắt không sáng ngời và cũng không bao giờ lại có những con người xảo trá, tham tàn, đỗ ác….. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Trong văn bản, từ “xuân” được giải thích là gì? Câu 2. Chỉ ra các trò chơi dân gian được chơi trong dịp Tết. Câu 3. Thông tin khách quan nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn: Ngày Tết, bước ra khỏi Hà Nội một hai cây số ta có thể thấy ở bắt cử làng nào cũng có trồng một vài cây đu để cho trai gái trong làng hay những vùng quanh đấy đến dùn đẩy với nhau (...). Cây đu làm bằng tám cọc tre, trồng rất chắc dưới đất vì trồng càng chắc thì dún càng khỏe. Cái ngáng đu vận bằng rơm, giữ hai hàng cột gioăng ra hai bên (...). Đu càng cao, các cô, các cậu càng đưa mạnh. Các cậu cổ dún. Các cô ưỡn thêm lên (...). Đu lên bổng, chiếc áo nâu non của cô gái dan diu với chiếc áo the thâm của chàng trai, đôi giải yếm lụa quấn quýt lấy chiếc quần hổ trắng bốp... hai lá cờ đuôi nheo cũng phải rung lên một cách đa tình (...) Câu 4. Nêu hiệu quả của phép tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: Tết đi thăm nhau, chúc mùng nhau, uống rượu ăn mứt, ăn kẹo với nhau, đánh cờ đánh kiệu với nhau, vui quá thể, ai mà lại còn không biết, nhưng vui thấm thía, vui ý nghĩa, vui sâu xa thì phải nói thực, đó là nhờ những đám rước, những tục cổ, những trò chơi như thế. Câu 5. Dưới ngòi bút của tác giả, sắc màu riêng của dịp Tết Nguyên Đán hiện lên như thế nào? Câu 6. Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong trong đoạn trích? Câu 7. Nhận xét về mong ước của tác giả khi Tết đến, xuân về qua đoạn văn sau: Xin Trời Phật phù hộ cho không bao giờ có những ngày xuân, ngày tết không có hoa và bướm, không bao giờ có những người không được thương yêu; không bao giờ có những cây không nảy lộc, những cặp mắt không sáng ngời và cũng không bao giờ lại có những con người xảo trá, tham tàn, độc ác... Câu 8. Hiện nay có quan điểm cho rằng nên bỏ Tết truyền thống. Anh/chị có đồng tình với quan điểm này không? Vì sao?
Trả lời câu hỏi của Ngọc Diệp
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

20/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Trong văn bản, từ "xuân" được giải thích là mùa xuân, thời điểm trái đất chuyển sang mùa mới, biểu tượng cho sự mới mẻ, tươi vui và sự sống lại của thiên nhiên. Câu 2: Các trò chơi dân gian được chơi trong dịp Tết có thể bao gồm rước đào, tuồng cổ, phường chèo, đánh cờ, đánh kiệu và các trò chơi truyền thống khác. Câu 3: Thông tin khách quan được tác giả sử dụng trong đoạn văn là việc mô tả việc trồng cây đu để cho trai gái trong làng hoặc những vùng xung quanh. Câu 4: Phép tu từ liệt kê giúp tạo ra sự sinh động và minh họa chi tiết hơn về các hoạt động và không khí vui tươi của ngày Tết. Câu 5: Dưới ngòi bút của tác giả, dịp Tết Nguyên Đán hiện lên với sắc màu của niềm vui, hạnh phúc gia đình, sự sum họp và lòng hiếu khách. Câu 6: Chất trữ tình được thể hiện qua việc miêu tả cảm xúc và những khoảnh khắc ý nghĩa trong ngày Tết của người dân Việt Nam. Câu 7: Tác giả mong muốn rằng vào những ngày xuân và Tết Nguyên Đán không bao giờ thiếu đi những điều tích cực như hoa lá nở rộ, lòng người yêu thương và sự hạnh phúc sum họp gia đình. Câu 8: Không có thông tin trong đoạn văn để xác định quan điểm của tác giả về việc bỏ Tết truyền thống. Do đó, không thể kết luận liệu tác giả có đồng ý hay không.
Shihg1

20/03/2024

Câu trả lời uy tín

Câu 1. xuân có nghĩa là “trai gái vừa lòng nhau", xuân là cựa động, băng giá tan hết, muôn vật đến mùa xuân đều của động mà sống lại.

Câu 2. Các trò chơi dân gian được chơi trong dịp Tết: đu quay, đánh cờ đánh kiệu.

Câu 3. Thông tin khách qua: ngày tết làng nào cũng có trồng vài cây đu

Câu 4. Tác dụng: Liệt kê những hoạt động của ngày Tết, những niềm vui của con người vào ngày Tết.

Câu 5. Dưới ngòi bút của tác giả, sắc màu riêng của dịp Tết Nguyên Đán với những tiết trời làm “muôn vật đến mùa xuân đều của động mà sống lại”, với những trò chơi truyền thống như đu quay, đánh cờ đánh kiệu và những lễ hội dân gian.
Câu 7. Đây là một mong ước thật bình dị nhưng cũng không kém phần tha thiết của nhà văn. Đó là ý nghĩa thiêng liêng của ngày tết mà Vũ Bằng đã cảm nhận sâu sắc.
Câu 8. 

Tết Nguyên Đán không chỉ là một ngày lễ truyền thống mà còn là nền tảng vững chắc, động viên cho sự hòa hợp và hạnh phúc trong gia đình, đó chính là những tế bào quan trọng đóng vai trò trong việc hình thành và duy trì một cộng đồng ổn định và phồn thịnh.

Theo dòng chảy của lịch sử dân tộc, Tết Nguyên Đán đã trải qua thử thách của thời gian, vượt qua những định kiến để trở thành một phần không thể thiếu của đời sống xã hội ngày nay. Vì vậy, em không đồng tính với ý kiến “bỏ Tết truyền thống”. Lễ Tết, từ thời các triều đại Lý, Trần, Lê, đã được tổ chức với sự trang trọng và tôn nghiêm. Những nghi lễ như việc tiễn ông Táo về trời, bày mâm ngũ quả, tục tất niên, cúng giao thừa, xông nhà... là những biểu hiện sinh động của sự hiện diện và thành công của dân tộc Việt qua hàng nghìn năm. Những giá trị văn hóa truyền thống trong Tết Nguyên Đán đã được kế thừa và lựa chọn qua nhiều thế hệ. Việc bỏ qua những giá trị này sẽ làm mất đi một phần không thể tách rời của bản sắc văn hóa dân tộc. Xem xét từ góc độ xã hội, việc loại bỏ Tết Nguyên Đán có thể dẫn đến một sự phát triển chỉ mang tính chất tạm thời, vì văn hóa chính là nền tảng của sự tiến bộ lâu dài. Tết Nguyên Đán không chỉ là một ngày lễ truyền thống mà còn là biểu tượng của sự giao hòa giữa con người và tự nhiên, bắt đầu một chu kỳ mới trong vũ trụ. Sự bắt đầu của một ngày mới, của một mùa xuân mới, tất cả đều được thể hiện qua Tết Nguyên Đán. Không chỉ là ngày lễ, Tết Nguyên Đán còn là dịp để gia đình sum họp, để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với tổ tiên. Việc bỏ qua Tết Nguyên Đán cũng là một hành động phản bội đối với quá khứ và nguồn gốc của mình. Nếu nhìn xa hơn, sự lựa chọn giữa Tết Nguyên Đán và Tết Dương lịch không chỉ đơn giản là sự thay đổi về ngày lễ, mà còn là sự thay đổi về bản sắc, về bản chất văn hóa của một dân tộc. Kinh nghiệm của các quốc gia khác như Nhật Bản đã cho thấy việc bỏ qua ngày lễ truyền thống có thể dẫn đến mất mát về bản sắc văn hóa và gây ra những hệ lụy không mong muốn. Với Việt Nam, việc giữ gìn và tôn trọng Tết Nguyên Đán không chỉ là vấn đề của một ngày lễ, mà còn là vấn đề của bản sắc văn hóa, của lòng tự hào và tôn trọng đối với quá khứ và nguồn gốc của mình.

Việc hiểu và trân trọng giá trị của Tết Nguyên Đán không chỉ là việc của cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, để bảo tồn và phát triển một phần quan trọng không thể thiếu của văn hóa dân tộc.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved