logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ nghe tắc kè kêu trongthành phó từ đoạn chợt hiện về đến tiếng tắc kè
Trả lời câu hỏi của Thùy Dương Nguyễn
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

21/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Nghe tắc kè kêu trong thành phố" của Nguyễn Duy là một tác phẩm đầy cảm xúc, lấy bối cảnh vào dịp Tết Mậu Ngọ 1978, khi thành phố Hồ Chí Minh vừa giải phóng. Đoạn chợt hiện về tiếng tắc kè mang đến cho người đọc một cảm giác bất ngờ và sự chuyển biến lớn lao trong cuộc sống. Tiếng tắc kè không chỉ là âm thanh tự nhiên mà còn trở thành biểu tượng cho sự hy vọng, niềm tin và hạnh phúc mới sau những tháng ngày chiến tranh. Đoạn văn này gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc về sự khát khao tự do, hạnh phúc và hy vọng của con người sau những thời kỳ khó khăn. Nó là một minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của từ ngữ và nghệ thuật thơ ca, khi có thể truyền đạt được những thông điệp tinh thần sâu sắc và ý nghĩa lớn lao.
Chí Khoa

21/04/2024

Câu trả lời uy tín

Bài thơ có một tứ thơ thật độc đáo được sử dụng thông qua bút pháp đồng hiện tài tình. Quá khứ và hiện tại đan xem vào nhau. Hạnh phúc của hôm nay càng khơi gợi nỗi gian truân của một thời lửa đạn. Tất cả sự kết nối ấy được chuyển tải cảm xúc thông qua hình tượng con tắc kè kêu thao thiết giữa Sài Gòn. Bắt đầu từ tiếng tắc kè kêu trong lòng thành phố đã được giải phóng sau ba mùa me trổ lá non tơ. Tiếng tắc kè kêu khiến tác giả bàng hoàng thảng thốt, ngỡ ngàng như mình đang ở Trường Sơn một thời lửa đạn. Có hay không có tiếng tắc kè, chỉ biết “sáng ra nhìn soi mói mỗi cành cây” chỉ thấy “chùm đèn thủy ngân xanh lên trong vòm lá” và tiếng tắc kè chỉ là tiếng vọng về của một thời khói lửa chiến tranh. Dù chỉ mấy chục câu thơ, mà người đọc vừa cảm nhận được chuỗi hành trình gian khổ của người lính, niềm vui “sắp về” thành phố Sài Gòn thương nhớ. Bài thơ đánh động vào hồn người bằng một hoài niệm thiết tha, vừa khắc họa lại một giai đoạn bi hùng của đất nước; vừa là tiếng đồng vọng thiêng liêng, vừa là lời tri ân với người đã khuất, đồng thời nhắc với chúng ta phải biết trân trọng quá khứ oai hùng của dân tộc Việt Nam.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved