logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong tác phẩm Miền cỏ thơm (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ở phần Đọc hiểu
Trả lời câu hỏi của Quỳnh Anh Nguyễn
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

23/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong tác phẩm Miền cỏ thơm (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ở phần Đọc hiểu Miền cỏ thơm có thể bắt đầu bằng việc phân tích sự mô tả chi tiết về mùa xuân và hương hoa cỏ trong tác phẩm. Đoạn văn miêu tả sự rực rỡ của mùa xuân thông qua hình ảnh của cỏ, hoa và màu xanh, tạo nên một không gian thiên nhiên tươi đẹp và lãng mạn. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ sinh động để diễn tả sự hồn nhiên, thanh khiết của thiên nhiên vào mùa xuân, qua đó thể hiện niềm yêu thích và kỳ vọng vào sự tự do, bình yên. Ngoài ra, bạn có thể nhấn mạnh vào việc phân tích ý nghĩa sâu xa của hình ảnh cỏ và hoa trong văn bản, như là biểu tượng cho sự sống, sự trỗi dậy và hy vọng. Đoạn văn cũng chứa đựng những suy tư về quan hệ giữa con người và thiên nhiên, qua việc miêu tả niềm say mê của nhân vật chính đối với cỏ và hoa trong thành phố Huế. Cuối cùng, bạn có thể điểm qua các kỹ thuật ngôn ngữ như so sánh, ẩn dụ hay hình ảnh để làm rõ ý nghĩa của từng câu trong đoạn trích. Điều này giúp làm rõ được khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm Miền cỏ thơm. Hy vọng bạn có thể viết được bài văn hay!
Câu trả lời uy tín

Như nhà văn Ma Văn Khánh từng nói: “Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bằng chiều sâu văn hóa, bằng những cảm hứng nhân văn… Anh là một nhà văn đặc sắc, nếu không nói là vào bậc nhất nước - vô cùng hiếm…”, thì tuyển tập Miền cỏ thơm vừa được xuất bản tháng 8.2007 một lần nữa lại minh chứng cho những lời nói trên. Và càng thán phục hơn cho tinh thần lao động nghệ thuật phi thường của nhà văn khi những trang viết của người ngấp nghé tuổi “thất thập cổ lai hy”, đang vật lộn với cơn bệnh nặng vẫn tràn đầy sức mạnh của một người “ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ” (nhà văn Nguyên Ngọc).

Đọc Miền cỏ thơm, chúng ta sẽ được “đi” với nhiều chuyến đi của nhà văn, từ chuyến đi về miền ký ức của tuổi thơ thật mộc mạc, bình dị đã lìa xa như những “lũ chuồn chuồn, bươm bướm của tôi đã rời thành phố này mà đi đâu biệt tăm… rời bỏ những bụi cây hoang dại mà đi về khu vườn địa đàng của chúng, trên những đồi cỏ kia…”; hay của một đêm thức giấc, nhà văn nghiệm ra rằng “Huế là một thành phố được dành cho cỏ”, để đâu đó, trong tiềm thức, hương cỏ thoảng bay từ nơi xa xôi nào tới, chắc có thể là ở tây nam Huế với những triền cỏ đầy hương hoa cỏ, hay từ suối nguồn khoáng đạt của thôn Vĩ Dạ, nơi mà “người ta có thể tìm thấy chút hương vị tiêu dao của kinh thành Huế từ gốc cỏ bay lên trong những khu vườn xanh biếc”…

Nhà văn Hạnh Lê viết: “Bây giờ thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đi bằng cái tâm, đi bằng trí nhớ của những cuộc đi đã qua… vân du bằng trí tưởng tượng chưa bao giờ cạn dòng qua những miền đất lạ. Dường như bệnh tật không có cách gì làm dừng lại những cuộc đi của ông”. Miền cỏ thơm là cuộc viễn hành hồi quy của những dòng ký ức. Trong sâu thẳm tư tưởng của nhà văn, những cuộc ra đi chưa bao giờ chấm dứt, chúng như con lắc đồng hồ đến một lúc bất chợt nào đó vọng kêu lên trong nỗi nhớ nhẹ nhàng, thấm đẫm như dòng sông Hương lững lờ, êm chảy…

 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved