logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Huynh Anh

04/05/2024

phân tích lời sóng 4 của Hữu Thỉnh trích trường ca biển
Trả lời câu hỏi của Huynh Anh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

04/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Lời sóng 4 của Hữu Thỉnh trích từ tác phẩm "Trường ca biển" nói về sự giao thoa giữa con người và biển cả. Trong đoạn này, tác giả mô tả hình ảnh của những người lính đảo ngồi trên bãi cát, nhớ về quê hương và chịu đựng nỗi nhớ nhà. Đồng thời, ông cũng kêu gọi đất đai và biển cả nhận những người con về để được che chở và an ủi. Lời sóng 4 thể hiện sự mong manh, nghẹn lời của tình cũ và lòng tham của con người khi đối diện với biển cả bao la.
Câu trả lời uy tín

Biển là một không gian bao la, nơi nuôi dưỡng, tạo nguồn, lưu giữ các nền văn hóa cho mỗi thời đại. Việt Nam là một quốc gia biển, nên nó còn là một phần lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, là “đường link” kết nối, giao thoa với thế giới. Trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng, biển đảo như là một chủ đề, một dòng chảy. Thơ Hữu Thỉnh đóng góp sự đột phá, góp sức khơi thông dòng chảy chung đó.

Trong chiến tranh chống Mỹ, trên đường đi vào chiến trường, nhiều lần qua khu Bốn, vượt đèo Ngang, Hữu Thỉnh có rất nhiều bài ghi chép, nhiều bài thơ về biển. Do đó, Đường tới thành phố - một trường ca viết về chiến dịch Hồ Chí Minh, anh đã dành trọn phần Hồi âm - kết thúc của trường ca với gần 70 câu thơ để nói về biển, đảo. Nhiều lần tôi cứ tự hỏi vì sao một trường ca viết về chiến dịch Hồ Chí Minh lại không kết thúc ở Sài Gòn mà lại kết thúc ở đảo? Tôi tìm hiểu và được biết: Về lịch sử mà nói, đồng thời với chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, Bộ Tổng tư lệnh điều một đoàn tàu ra giải phóng các đảo. Cuộc chiến tranh giải phóng Đất nước chúng ta chỉ có ý nghĩa thực sự trọn vẹn khi hoàn thành việc cùng với giải phóng đất liền là giải phóng được các đảo, giang sơn thu về một mối. Chính vì thế, Hữu Thỉnh có lý khi để một kết thúc mở cho trường ca Đường tới thành phố. Đó cũng là bước chuẩn bị có tính tiền đề cho những nỗ lực sáng tạo về sau của anh.

Hữu Thỉnh cũng đã nhiều lần đi thực tế ở một số tuyến đảo phía Bắc (dù rằng anh chưa có dịp đến Trường Sa, Hoàng Sa do điều kiện khó khăn lúc bấy giờ), và anh đã gặt hái được nhiều thành quả. Một chùm thơ viết về đảo như Gởi từ đảo nhỏ, Tiếng gà trên đảo, Biển nỗi nhớ và em… mang đến cho bạn đọc những hy vọng về bút lực, về những khám phá mới của anh trong tương lai.

Lời sóng 4, bằng lời ru lục bát quen thuộc, Hữu Thỉnh đưa ta về trong thế “quy cố nhân” sau những giằng xé, vật vã thế sự:

À ơi tình cũ nghẹn lời

Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh

Lời sóng 5 như một tự thoại, một lá thư, một chút tâm tình giữa người lính đảo với người yêu, người vợ; giữa chị và em; giữa người lính với hậu phương; giữa đảo với đất liền; giữa quá khứ và hiện tại; giữa cá nhân và thời cuộc; giữa những vô vi và những lớn lao… Đó là những số phận hóa thạch, là đất cho đảo, là dư vị làm nên cuộc sống:

Lá đa vắng anh thành chú mèo tam thể

Chú mèo khôn từ thuở lên ba

Dạy con anh

Lúc lên đèn

Không nhìn sang hàng xóm.

Và lá cờ Tổ quốc được anh phất cao, vút lên như “Phất một lá diều” trong nỗi nhớ con, nhớ em, nhớ đất liền… mà làm nên nền móng đảo, giúp đảo trụ vững trước mọi sóng gió cuồng phong. Đảo gần gũi với đất liền, đảo là đất đai của mẹ Tổ quốc. Câu thơ bay lên theo “ba tầng sáo” hóa thạch những dòng sông :

Anh nhớ con anh phất một lá diều

Ba tầng sáo chắc đất liền nghe thấy

Những ô cửa xin đừng khép vội

Đảo nói gì thao thiết giữa không trung

Tiếng sáo diều làm biển bớt mênh mông

Vầng trăng đứng

Tự nghe mình

Lặng lẽ…

Gấp lại Trường ca Biển, tôi vẫn nghe đâu đó tiếng của những người lính gọi nhau trong mịt mù bão cát: “Song Tử đâu? Nam Yến đâu? Sinh Tồn đâu?...”, đó phải chăng là cuộc gọi tập hợp lực lượng của cả một dân tộc trước hiểm họa. Hữu Thỉnh không những mang đến cho thơ sự bứt phá, những tìm tòi, sáng tạo vô giá mà chính anh còn tạo dựng, bồi đắp một đức tin cho mỗi con dân Việt, giúp họ trụ vững trước mọi sóng gió, mưu toan thâm độc của kẻ thù.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved