logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Đức Minh

05/05/2024

ĐỢI MƯA TRÊN ĐẢO SINH TỒN Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn* Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời... Ôi ước gì được thấy mưa rơi Mặt chúng tôi ngửa lên như đất Những màu mây sẽ thôi không héo quắt Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ Rồi kháo nhau Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt Ôi ước gì được thấy mưa rơi Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời... Ôi ước gì được thấy mưa rơi Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên mặt cát Giãy giụa tơi bời trên mặt cát Như con cá rô rạch nước đón mưa rào Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho táo bạo Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng Chập chờn bay phía xa khơi.. Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa - Mùa khô 1981 (Trích Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn - Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới,1985) * Địa danh Sinh Tồn – một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, cách đất liền 320 hải lí. Hòn đảo chạy dài theo hướng Đông Tây, chiều dài chỉ khoảng 400m, chiều rộng 140m. Cũng như các đảo khác trên quần đảo Trường Sa, đảo Sinh Tồn nắng nóng và có hai mùa gió chính: đông bắc và tây nam. Vì đất ở đảo lại là cát và san hô nên việc đào giếng để lấy nước ngầm dù là nước lợ cũng hết sức khó khăn. Tuy chỉ là hòn đảo nhỏ song Sinh Tồn lại có ý nghĩa chiến lược đối với quần đảo Trường Sa. Và thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong đoạn thơ, nhân vật trữ tình đã ao ước điều gì xuất hiện trên đảo Sinh Tồn? Câu 3. Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản trên (nêu dẫn chứng). Câu 4. Em hiểu như thế nào về tâm trạng của những người lính biển trong những câu thơ dưới đây: Ôi ước gì được thấy mưa rơi Mặt chúng tôi ngửa lên như đất Những màu mây sẽ thôi không héo quắt Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ: Ôi ước gì được thấy mưa rơi Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên mặt cát Giãy giụa tơi bời trên mặt cát Như con cá rô rạch nước đón mưa rào Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo Câu 6. Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của mình về cuộc sống của những người lính nơi đảo xa (từ 5 đến 7 dòng). Giúp mình với!
Trả lời câu hỏi của Đức Minh
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

05/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn" của Trần Đăng Khoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa, tạo ra một tình cảm yên bình nhưng cũng mang theo thông điệp sâu sắc về sự hy vọng và kiên nhẫn trong cuộc sống. Thể thơ của đoạn thơ trên là thể thơ tự do. Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do. Câu 2: Trong đoạn thơ, nhân vật trữ tình đã ao ước được thấy mưa rơi trên đảo Sinh Tồn. Câu 3: Nhân vật trữ tình trong văn bản là những người lính biển, dấu hiệu là "Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn". Câu 4: Tâm trạng của những người lính biển trong câu thơ dưới đây phản ánh sự kỳ vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến, cho dù cuộc sống có khó khăn như thế nào. Họ ao ước được chứng kiến cảnh mưa rơi, biểu hiện niềm tin và hy vọng vào cuộc sống mới. Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng để gợi hình, gợi cảm cho lời thơ và ca ngợi vẻ đẹp, sự bền bỉ, kiên cường của những người lính dù phải đối mặt với những khó khăn, thử thách nơi đảo xa. Câu 6: Cuộc sống của những người lính nơi đảo xa là hết sức gian lao và khắc nghiệt. Họ hy sinh và kiên cường giữa thiếu hụt nước và các điều kiện khắc nghiệt để bảo vệ quê hương. Hy vọng bạn có cái nhìn rõ hơn sau khi xem qua câu trả lời này!
Los vmd

05/05/2024

Câu trả lời uy tín

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2. Trong đoạn thơ, nhân vật trữ tình đã ao ước được thấy mưa rơi.
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong văn bản trên: Những người lính đảo
Câu 4. Hình tượng người lính trong đoạn thơ "Ôi ước gì được thấy mưa rơi" đã được nhà thơ Luật Minh Khuê thể hiện một cách chân thực, sinh động. Họ không chỉ là những chiến binh dũng cảm mà còn là những con người có tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, và luôn giữ vững khí thế hiên ngang, bất khuất trong mọi hoàn cảnh. Đoạn thơ là một minh chứng cho vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp của người lính Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu 5. So sánh: Như con cá rô rạch nước đón mưa rào, Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo.

→ Hiệu quả: thể hiện sự vui sướng của những người lính đảo khi thấy mưa.
Câu 6. 

Có người cho rằng, có thể tình yêu Tổ quốc đồng nghĩa với trách nhiệm công dân của mỗi con người trước số phận của dân tộc, của đất nước mình. Chúng ta là người con của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng xuống biển để khai phá, xây dựng non nước này. Và biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để gìn giữ, truyền lại cho con cháu hôm nay. Có lẽ vì thế mà những người canh giữ biển đảo của Tổ quốc - người chiến sĩ hải quân Việt Nam là những chiến sĩ anh hùng, bởi vì họ sinh ra trên một mảnh đất của một dân tộc anh hùng, thừa hưởng những truyền thống yêu nước và kinh nghiệm đấu tranh kiên cường của cha ông ta để lại. Để bảo vệ chủ quyền cho dân tộc, người lính hải quân họ đã phải hi sinh và đánh đổi rất nhiều. Đã có biết bao chiến sĩ đã phải ngã xuống giữa biển trời mênh mông, bao người phải xa sự yêu thương đùm bọc của gia đình, xa vợ con, để lại ở những người thân của họ nơi đất liền một nỗi nhớ khôi nguôi. Nhưng nỗi nhớ ấy chỉ là một phần đằng sau niềm tự hào của gia đình về những người con của họ đang mang trên vai một nhiệm vụ của dân tộc và họ lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, theo sự trăn trở của con tim rằng: mình đã làm được gì cho Tổ quốc thân yêu của mình? Dẫu biết rằng sẽ có biết bao gian khổ khó khăn ở nơi đầu sóng ngọn gió này, nhưng trong tim mỗi người chiến sĩ hải quân không cảm thấy nhụt lòng mà càng thấy thêm tự hào về công việc mà họ đang làm.

Đức Minh

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Trong đoạn thơ, nhân vật trừ tình đã ao ước thấy mưa rơi.

Câu 3: Nhân vật trú tình trong văn bản trên là những người lính biển. Điều này có thể suy luận từ việc văn bản đề cập đến đảo Sinh Tồn, một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, và các câu thơ như "Đảo xa khơi sẽ hóa đặt liền" "Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển"

Câu 4: Tâm trạng của những người lính biển trong những câu thơ đó có thể là sự chờ đợi, hy vọng, và mong đợi những điều tốt lành, biểu hiện qua ước muốn thấy mưa rơi, thấy đá san hô mọc xanh lên, và thấy đảo xa khơi biến thành đất liền.

Câu 5:

Biện pháp tu từ "so sánh" : như con cá rô rạch nước đón mưa rào, như ếch nhái uôm uôm khắp đảo

Tác dụng:

-Làm cho câu thơ giàu hình ảnh,thêm sinh động, hấp dẫn hơn,tăng giá trị biểu đạt

-Nhằm diễn tả không khí vui tươi, tâm thế vui vẻ và năng lượng tích cực tuôn trào của những người lính biển

-Ngoài ra còn thể hiện sự mong đợi , hy vọng và háo hức của họ khi chờ đợi mưa rơi.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved