logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài tập 3 trang 20,21 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

25/09/2023, 15:45

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Đọc từ câu “Vượt qua tính chất huyền bí của cầu chuyện ấy, “Hãy cầm lấy và đọc” trở thành lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách." đến câu “Bạn hãy cầm lấy và đọc", đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay." trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc của Huỳnh Như Phương , SGK (tr. 61 - 62) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Tác giả đã giải thích như thế nào về ý nghĩa của câu "Hãy cầm lấy và đọc"?

Phương pháp giải:

Chỉ ra cách giải thích của tác giả về ý nghĩa câu “Hãy cầm lấy và đọc”

Lời giải chi tiết:

Tác giả giải thích về ý nghĩa câu “Hãy cầm lấy và đọc” như sau: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.

Câu 2

Em có đồng tình với cách hiểu của tác giả về ý nghĩa của câu ”Hãy cầm lấy và đọc” không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm của bản thân rằng đồng tình hay không đồng tình về cách giải thích của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Em đồng tình với cách giải thích của tác giả. Bởi vì không có gì tích cực hơn bằng việc mỗi người tự mình đọc và cảm nhận một cuốn sách hay. Khi chúng ta chịu khó đọc sách thì chúng ta sẽ cảm nhận được giá trị của sách vở và làm phong phú thêm vốn hiểu biết của bản thân mình.

Câu 3

Tác giả đã dùng biện pháp gì để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người? Em có tán thành với quan điểm của tác giả thể hiện ở biện pháp ấy không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Chỉ ra biện pháp tu từ mà tác giả dùng để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người. Đưa ra ý kiến của bản thân (tán thành hay không tán thành) với ý kiến của tác giả.

Lời giải chi tiết:

+ Tác giả sử dụng biện pháp so sánh: so sánh lương thực nuôi dưỡng cơ thể với sách nuôi dưỡng tâm hồn.

+ Em tán thành với ý kiến của tác giả khi sử dụng phép so sánh đó. Với cách so sánh này, chúng ta không chỉ hiểu được sách rất quan trọng và cần thiết đối với con người mà sách còn là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn và bồi đắp phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho con người.

Câu 4

Biện pháp liên kết nào được tác giả sử dụng ở các câu sau?

(1) “Em hãy cầm lấy và đọc, đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý. (2) “Con hãy cầm lấy và đọc, đó là câu nói thân thương của người cha, người mẹ khi đưa cho con món quà có ý nghĩa nhất. (3) “Bạn hãy cầm lấy và đọc, đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.

Phương pháp giải:

Chỉ ra biện pháp liên kết được tác giả sử dụng trong đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp lặp cấu trúc “...hãy cầm lấy và đọc” được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài tập 4 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc từ câu “Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người." đến câu "Nhờ đọc lên của văn bản sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình." trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc của Huỳnh Như Phương, SGK (tr. 62) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Vấn đề gì được tác giả nêu lên để bàn luận trong đoạn trích?
Bài tập 6 trang 23 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Những từ nào quan trọng nhất đối với việc thể hiện chủ đề của đoạn trích?
Bài tập 7 trang 25 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn trích và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi: Từ ngữ nào quan trọng nhất, giúp em hiểu được nội dung của đoạn trích?
Bài tập 9 trang 27 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc từ câu "Em biết không, còn có một con đường gắn chặt với số phận mỗi người." đến câu "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" trong văn bản Câu chuyện về con đường của Đoàn Công Lê Huy, SGK (tr.75) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved