Đọc từ câu “Vượt qua tính chất huyền bí của cầu chuyện ấy, “Hãy cầm lấy và đọc” trở thành lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách." đến câu “Bạn hãy cầm lấy và đọc", đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay." trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc của Huỳnh Như Phương , SGK (tr. 61 - 62) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Tác giả đã giải thích như thế nào về ý nghĩa của câu "Hãy cầm lấy và đọc"?
Phương pháp giải:
Chỉ ra cách giải thích của tác giả về ý nghĩa câu “Hãy cầm lấy và đọc”
Lời giải chi tiết:
Tác giả giải thích về ý nghĩa câu “Hãy cầm lấy và đọc” như sau: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.
Câu 2
Em có đồng tình với cách hiểu của tác giả về ý nghĩa của câu ”Hãy cầm lấy và đọc” không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đưa ra quan điểm của bản thân rằng đồng tình hay không đồng tình về cách giải thích của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Em đồng tình với cách giải thích của tác giả. Bởi vì không có gì tích cực hơn bằng việc mỗi người tự mình đọc và cảm nhận một cuốn sách hay. Khi chúng ta chịu khó đọc sách thì chúng ta sẽ cảm nhận được giá trị của sách vở và làm phong phú thêm vốn hiểu biết của bản thân mình.
Câu 3
Tác giả đã dùng biện pháp gì để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người? Em có tán thành với quan điểm của tác giả thể hiện ở biện pháp ấy không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp tu từ mà tác giả dùng để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người. Đưa ra ý kiến của bản thân (tán thành hay không tán thành) với ý kiến của tác giả.
Lời giải chi tiết:
+ Tác giả sử dụng biện pháp so sánh: so sánh lương thực nuôi dưỡng cơ thể với sách nuôi dưỡng tâm hồn.
+ Em tán thành với ý kiến của tác giả khi sử dụng phép so sánh đó. Với cách so sánh này, chúng ta không chỉ hiểu được sách rất quan trọng và cần thiết đối với con người mà sách còn là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn và bồi đắp phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho con người.
Câu 4
Biện pháp liên kết nào được tác giả sử dụng ở các câu sau?
(1) “Em hãy cầm lấy và đọc, đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý. (2) “Con hãy cầm lấy và đọc, đó là câu nói thân thương của người cha, người mẹ khi đưa cho con món quà có ý nghĩa nhất. (3) “Bạn hãy cầm lấy và đọc, đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp liên kết được tác giả sử dụng trong đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp lặp cấu trúc “...hãy cầm lấy và đọc” được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn.
Phần Lịch sử
Chương 9. Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác
Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân
Soạn Văn 7 Cánh diều tập 1 - chi tiết
Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7