logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài tập 4 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

25/09/2023, 14:56

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Chuyện cơm hến trong SGK (tr. 111 – 115) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Nếu những chi tiết trong văn bản nói về thói quen ăn đồ ăn có vị cay hoặc đắng của người Huế.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và chỉ ra những chi tiết nói về thói quen ăn đồ ăn có vị cay hoặc đắng của người Huế

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết nói về thói quen ăn đồ ăn có vị cay hoặc đắng của người Huế:

+ Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh, nấu canh phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp vào mới đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời.

+ Có thể nói rằng, người Huế bắt đầu thực đơn hàng ngày bằng một tô bún bò “cay dễ sợ”, tiếp theo là một ngày cay “túi mắt túi mũi” để kết thúc với tiếng rao “Ai ăn chè”, một chén ngọt lịm trước khi ngủ.

Câu 2

Có điều gì thú vị trong việc tác giả liệt kê những cách diễn tả cảm giác cay trong ngôn ngữ của người Huế

Phương pháp giải:

Chỉ ra điểm thú vị trong cách tác giả liệt kê  những cách diễn tả cảm giác cay trong ngôn ngữ người Huế.

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã liệt kê những cách diễn tả cảm giác cay của người Huế: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc, cay dễ sợ; cay túi mắt túi mũi. Tác giả đã sử dụng những cách nói gần gũi trong dân gian, cho thấy cách diễn tả cảm giác cay trong ngôn ngữ của người Huế rất phong phú.

Câu 3

Nói về phong cách ẩm thực của người Huế, tác giả cho rằng Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời. Em hiểu thế nào về cách nói đó?

Phương pháp giải:

Đưa ra ý hiểu của mình về cách tác giả nói “Người Huế ăn giống như bài học cuộc đời”.

Lời giải chi tiết:

Tác giả nói Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời. Đây là việc nhà văn dùng cách chơi chữ lấy các vị trong món ăn như: mặn, nhạt, chua, cay để nói về các cung bậc khác nhau của cuộc sống con người. Con người sẽ phải trải qua những cung bậc cảm xúc vui, buồn khác nhau trong cuộc sống giống như cách họ nếm trải những gia vị trong món ăn của mình.

Câu 4

Em có nhận xét gì về nguyên liệu và cách chế biến món cơm hến của người Huế? Cách chế biến cơm hến thể hiện điều gì trong cách sống của người dân nơi đây?

Phương pháp giải:

Nhận xét về nguyên liệu và cách chế biến món cơm hến của người Huế. Đưa ra cảm nhận của bản thân về cuộc sống của người Huế qua cách chế biến đó.

Lời giải chi tiết:

+ Nguyên liệu làm món cơm hến đơn giản, dễ kiếm, giá bình dân. Nhưng cách làm cơm hến thì lại khá công phu, cần nhiều gia vị với liều lượng đầy đủ thì mới tạo ra một món ăn ngon được. Khi làm cơm hến đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn.

+ Nhìn vào nguyên liệu và cách chế biến cơm hến có thể nhận thấy đức tính tiết kiệm, sự chịu khó, tinh tế, khéo léo, sự trân trọng những giá trị cổ truyền của người Huế.

Câu 5

Nỗi nhớ của người xa quê trong câu ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà /Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương có gì tương đồng với nỗi nhớ món cơm hến của tác giả?

Phương pháp giải:

Chỉ ra sự tương đồng giữa nỗi nhớ người xa quê với nỗi nhớ cơm hến của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Câu ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương  nói đến nỗi nhớ của người xa quê về món ăn dân dã canh rau muống, cà dầm tương ở quê hương của mình. Còn văn bản Chuyện cơm hến cũng nói về món ăn dân dã của xứ Huế là canh hến. Ở cả hai văn bản này, nỗi nhớ được thể hiện ở đây là nhớ thương những gì mộc mạc, gần gũi, giản dị nhất của quê hương.

Câu 6

Em hiểu gì về "bản quyển sáng chế" của món cơm hến? Em có đồng tình với tác giả khi ông nêu quan điểm: Tôi nghĩ rằng, trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hoá hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản? Vì sao?

Phương pháp giải:

Trình bày cách hiểu của bản thân về “bản quyền sáng chế” của món cơm hến. Sau đó, đưa ra quan điểm của bản thân (đồng tình hoặc không đồng tình) về ý kiến của tác giả.

Lời giải chi tiết:

+ “Bản quyền sáng chế” ở đây được hiểu là công thức riêng, cách làm riêng của món cơm hến mà chỉ những người dân xứ Huế mới biết được. Họ dùng công thức đặc biệt của mình để tạo ra món cơm hến mang hương vị đặc trưng của xứ Huế.

+ Em không đồng tình với ý kiến của tác giả. Bởi vì mỗi món ăn đều có một đặc trưng riêng, giữ được hương vị đặc trưng của món ăn là điều hết sức cần thiết. Nhưng cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với cách thức ăn uống của con người hiện nay. Chính vì thế, giữ mãi cách thức làm một món ăn đôi khi sẽ thành ra bảo thủ và lạc hậu. Do đó, cần có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện sống của con người hiện nay.

Câu 7

Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép ở từng trường hợp trong đoạn văn sau:

Nhưng lạ nhất là thói ăn cay, đến nỗi chính tôi cũng không hiểu sao mình lại ăn cay “tài” đến như vậy. Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “sướng miệng": cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc,... [...] Có thể nói rằng người Huế bắt đầu thực đơn hằng ngày bằng một tô bún bò “cay dễ sợ, tiếp theo là một ngày cay “tủi mắt túi mũi” để kết thúc với tiếng rao “Ai ăn chè?, một chén ngọt lịm trước khi ngủ.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn và chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong từng trường hợp cụ thể trong đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

+ “tài”, “sướng miệng”: Dấu ngoặc kép cho thấy từ ngữ được hiểu với ý đặc biệt.

+ “cay dễ sợ”, cay “túi mắt túi mũi” , “Ai ăn chè?” : Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt trong SGK (tr. 107 - 109) và trả lời các câu hỏi: Trong hai đoạn văn đầu của văn bản, tác giả muốn khẳng định điều gì? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả không?
Bài tập 2 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng nôn rét ngọt (từ đầu đến nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế) trong SGK (tr.107) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 3 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hai đoạn văn dưới đây trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và trả lời các câu hỏi: Hai đoạn văn miêu tả không gian nào?
Bài tập 5 trang 43,44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại văn bản Chuyện cơm hến (từ Xin tiếp tục chuyện cơm hến đến bán cho những người làm cơm hến) trong SGK (tr. 113) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 8 trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Nét sinh hoạt nào của cư dân làng Vân được nói tới trong đoạn trích? Nếu những chi tiết miêu tả nét văn hoá độc đáo của làng Vân trong đoạn trích.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved