Đọc hai đoạn văn dưới đây trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và trả lời các câu hỏi:
Đoạn 1: Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Đoạn 2: Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
Câu 1
Hai đoạn văn miêu tả không gian nào?
Phương pháp giải:
Đọc hai đoạn văn và xác định hai đoạn văn miêu tả không gian nào.
Lời giải chi tiết:
Hai đoạn văn miêu tả không gian gia đình trong ngày xuân
Câu 2
Bước đi của thời gian biểu hiện như thế nào qua cách miêu tả không gian?
Phương pháp giải:
Chỉ ra bước đi của thời gian được thể hiện qua cách miêu tả không gian của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã miêu tả bước đi của thời gian từ ngày Tết cho đến những ngày sau Tết. Ở đoạn văn thứ nhất, tác giả miêu tả không gian ngày Tết đầu năm với nhang trầm, đèn nến, bàn thờ. Sang đến đoạn thứ hai, ngày Tết đã hết, không khí mâm cơm thờ cúng tổ tiên ngày Tết đã nhạt dần, thay vào đó là bữa cơm gia đình thường nhật.
Câu 3
Nét đẹp của đời sống gia đình được tác giả cảm nhận ra sao?
Phương pháp giải:
Chỉ ra nét đẹp của đời sống gia đình qua cách cảm nhận của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Tác giả cảm nhận nét đẹp của đời sống gia đình qua bữa cơm quây quần bên nhau của con người trong và sau Tết. Ở đoạn văn thứ nhất, trong ngày Tết cổ truyền, gia đình cùng nhau tuh họp, chuẩn bị bàn thờ tổ tiên với nến, nhang và mâm cơm cúng ấm áp. Trong không khí đó của gia đình, tác giả cảm nhận sự ấm áp của tình thân và lòng vui phơi phới như hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.Đến đoạn văn thứ hai, tác giả chủ yếu nói về bữa cơm của cuộc sống thường ngày – một bữa cơm cho thấy sự cầu kì trong chuẩn bị, sự tinh tế và phong lưu của người Hà Nội trong cách thức ăn uống. Qua đó phản ánh nét đẹp văn hóa của truyền thống dân tộc.
Câu 4
Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt là bài đầu tiên trong tập tùy bút Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng. Từ hai đoạn văn trên, em hiểu gì về nỗi niềm của tác giả gắn với tháng Giêng? Dựa vào phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm (SGK, tr. 109), hãy giải thích nhan đề của tập tùy bút.
Phương pháp giải:
Trình bày cảm nhận của bản thân về nỗi niềm của tác giả gắn với tháng Giêng. Từ đó giải thích nhan đề của tập tùy bút.
Lời giải chi tiết:
+ Cảm nhận của tác giả: Tác giả đặc biệt ấn tượng với tháng Giêng bởi đây là tháng đầu tiên của năm mới, gợi lại trong tác giả nhiều kỉ niệm về một thời gắn bó với Hà Nội, cùng quây quần bên bữa cơm gia đình ngày Tết, cùng cảm nhận hơi ấm của mùa xuân và những phút giây thiêng liêng bên gia đình.
+ Ý nghĩa nhan đề: Tập tuỳ bút có tên là Thương nhớ Mười Hai tức là nỗi nhớ thương quê hương của tác giả gắn với 12 tháng trong năm. Mỗi tháng sẽ gợi lại trong tâm tưởng của tác giả nỗi nhớ về những kỉ niệm của một thời xa vắng. Trong đó, tháng Giêng chính là khởi nguồn của nỗi nhớ.
Câu 5
Hai đoạn văn gợi cho em những liên tưởng gì về gia đình mình?
Phương pháp giải:
Đọc hai đoạn văn và nêu ra những liên tưởng của bản thân về gia đình mình.
Lời giải chi tiết:
Hai đoạn văn khiến em nhớ tới gia đình của mình. Gia đình em là một gia đình hạnh phúc, có bố, có mẹ và có 2 anh em. Trong nhà em, bố mẹ là người luôn làm gương cho con cái học hỏi theo. Bố mẹ cũng rất tín tâm, chăm lo chuyện lễ bái và thờ cúng tổ tiên cẩn thận. Chính vì thế, mỗi dịp giỗ Tết là mẹ em thường chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ, chu đáo. Hành động của bố mẹ khiến em cảm nhận được sự thiêng liêng của ngày giỗ, Tết và thấy trân trọng, biết ơn tổ tiên, gia đình mình nhiều hơn.
Câu 6
Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong hai đoạn văn trên và nêu tác dụng.
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp so sánh trong 2 đoạn văn và nêu tác dụng của biện pháp đó.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn a: Biện pháp so sánh: tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Đoạn văn b: Biện pháp so sánh: Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về với bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay những bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng.
Tác dụng: giúp người viết diễn tả những cảm giác vô hình bằng những hình ảnh cụ thể, dễ hình dung, dễ cảm nhận
Bài 1. Bầu trời tuổi thơ
Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên
Bài 4: Đạo đức và kỉ luật
Chủ đề 2: Khám phá bản thân
Bài 2: Trung thực
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7