logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài tập 9 trang 27 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

25/09/2023, 15:47

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Đọc từ câu "Em biết không, còn có một con đường gắn chặt với số phận mỗi người." đến câu "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" trong văn bản Câu chuyện về con đường của Đoàn Công Lê Huy, SGK (tr.75) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Câu 1

Dựa vào một số từ ngữ quan trọng để xác định vấn đề được tác giả tập trung bàn luận trong đoạn trích

Phương pháp giải:

Chỉ ra vấn đề mà tác giả tập trung bàn luận trong đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Các từ ngữ “con đường, đường đời, đường đi” được tác giả sử dụng nhiều lần trong đoạn trích. Những từ ngữ này cho thấy vấn đề mà tác giả tập trung phản ánh là con đường đời của mỗi người

Câu 2

Theo tác giả, "đường đời" của mỗi người khác gì với con đường mà mọi người đi lại hằng ngày?

Phương pháp giải:

Chỉ ra sự khác nhau giữa đường đời của mỗi người và đường đi trên mặt đất

Lời giải chi tiết:

Đường đời của mỗi người là con đường vô hình, được tạo nên từ mỗi bước đi, sự cố gắng của con người trên quá trình trưởng thành của bản thân. Còn đường đi là con đường hữu hình do con người đi lại nhiều mà tạo nên.

Câu 3

Trải nghiệm có vai trò như thế nào trên đường đời của mỗi người?

Phương pháp giải:

Chỉ ra vai trò của trải nghiệm đối với đường đời của mỗi người

Lời giải chi tiết:

Trải nghiệm sẽ cho con người nhận thức đúng đắn về cuộc đời, giúp cho quá trình trưởng thành của mỗi chúng ta tránh khỏi những vấp váp, sai lầm từng mắc phải trong quá khứ. Trải nghiệm sẽ làm cho con người học hỏi được những bài học quý giá trên bước đường đời của chính mình

Câu 4

Vì sao chúng ta không thể trả lời được các câu hỏi: "Sau này mình sẽ là ai? Những gì đang chờ đợi mình phía trước?"

Phương pháp giải:

Lí giải vì sao chúng ta không thể trả lời được những câu hỏi: “Sau này mình sẽ là ai? Những gì đang chờ đợi mình phía trước?”

Lời giải chi tiết:

Chúng ta không thể trả lời được những câu hỏi: “Sau này mình sẽ là ai? Những gì đang chờ đợi mình phía trước?” bởi vì đây là những thứ sẽ xảy ra trong tương lai, con người không thể đoán trước được.

Câu 5

Em hiểu thế nào về câu: "Mỗi người phải tự "thi công" đường đời của chính mình, "vật liệu" là sức lực, trí tuệ và ý chí của bản thân"? Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ ý nghĩa của câu đó?

Phương pháp giải:

Đưa ra cách hiểu của bản thân về câu “Mỗi người phải tự “thi công” đường đời của chính mình, “vật liệu” là sức lực, trí tuệ và ý chí của bản thân.”. Rút ra bài học cho bản thân từ ý nghĩa câu nói đó

Lời giải chi tiết:

+ Câu “Mỗi người phải tự “thi công” đường đời của chính mình, “vật liệu” là sức lực, trí tuệ và ý chí của bản thân.” có ý nghĩa là mỗi người phải tự xây dựng và bước đi trên con đường đời của chính mình bằng chính sự cố gắng của bản thân và không thể dựa dẫm vào bất kì ai khác.

+ Bài học: Mỗi người cần cố gắng, nỗ lực thật nhiều để xây dựng và bước đi trên con đường đời của chính mình.

Câu 6

Câu "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" của nhà văn Nguyễn Bá Học được tác giả dẫn ra ở đoạn trích nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Chỉ ra tác dụng của việc tác giả trích dẫn câu nói của Nguyễn Bá Học trong bài viết của mình: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi le sông.”

Lời giải chi tiết:

Việc tác giả dẫn ra câu văn của Nguyễn Bá Học nhằm nhắc nhở mọi người rằng: Muốn thành công trên đường đời, trước hết mỗi người hãy vượt qua tâm lí e ngại khó khăn thường trỗi dậy trong lòng mỗi khi đối mặt với thực tế cuộc sống.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài tập 2 trang 19 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc từ câu "Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào?" đến câu "Không giống như người đàn ông trong câu chuyện ngụ ngôn ở trên, thậm chí ông còn không có một ngọn đèn đường nào để đứng cạnh mà tìm kiếm" trong văn bản Bản đồ dẫn đường của Đa-ni-en Gốt-li-ép, SGK (tr. 57 - 58) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Bài tập 4 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc từ câu “Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người." đến câu "Nhờ đọc lên của văn bản sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình." trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc của Huỳnh Như Phương, SGK (tr. 62) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Bài tập 6 trang 23 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Những từ nào quan trọng nhất đối với việc thể hiện chủ đề của đoạn trích?
Bài tập 7 trang 25 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn trích và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi: Từ ngữ nào quan trọng nhất, giúp em hiểu được nội dung của đoạn trích?
Bài tập 8 trang 26 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: Vấn đề gì được bàn bạc trong đoạn văn? Những từ ngữ nào được sử dụng tập trung nhằm thể hiện rõ điều đó?
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved