logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Cảm nhận của anh, chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

Tác giả:

   Hàn Mạc Tử (1912-1940) là bút danh của Nguyễn Trọng Trí. Các bút danh khác: Phong Trần, Lệ Thanh. Ông thuộc nhóm thơ Bình Định. Một cuộc đời hết sức lãng mạn và đầy bi kịch. Một nhà thơ tài năng, cảm hứng sáng tạo thi ca dào dạt với những tập thơ: Gái quê, Thơ Điên, Thượng thanh khí, Cấm châu duyên, và 2 kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội.

   Phong cách nghệ thuật của Hàn Mạc Tử rất khác lạ: bên cạnh những vần thơ điên loạn lại xuất hiện những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo lạ thường như “Mùa xuân chín”, “Đây thôn Vĩ Dạ” ...

Xuất xứ, chủ đề

   Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” rút trong tập Thơ Điên.

   Bài thơ nói về cảnh đẹp Vĩ Dạ với một tình yêu thiên nhiên thiết tha, một hoài niệm bâng khuâng vương vấn.

Nội dung cảm nhận:

   Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

   Vĩ Dạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương Giang, ngoại cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mạc Tử chắc là có nhiều kỉ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Cảnh Vĩ Dạ -được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh của cây trái, của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như ngọc”, sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đặc sắc gợi lên sức xuân, sắc xuân của “vườn ai?” Câu thứ tư có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ, Và “vườn ai” ấy là vườn xuân thiếu nữ, cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - năm nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó....

   Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ "lay” cũng gợi buồn:

“Gió theo lối gió, mây đường mây,

  Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”.

   Khổ thơ thứ nhất nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ thơ thứ hai nói đến “bến sông trăng", bến đò trong hoài niệm, vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mạc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật mơ mộng tình tứ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

   Câu thơ của Hàn Mạc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến... bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

Ai biết tình ai có đậm đà?

   Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Dạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mộng. Con người của thực tại hay con người của hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Dạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

   Toàn bài thơ có bốn từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chí góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác, sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:

“Núi Truồi ai đắp mà cao,

Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?

Nong tằm, ao cá, nương dâu

Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò..."

   “Đây thôn Vĩ Dạ” ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng đích thực là một bài thơ tình - tình trong mộng tưởng. Cảnh rất đẹp, rất hữu tình, âm điệu thiết tha, tình tứ. Tình cũng rất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo. Bến sông trăng còn đó, nhưng con thuyền tình có kịp chở trăng về tối nay? Xa vời, mênh mông. Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh nữ ấy đã trở thành hoài niệm trong niềm thương nhớ của thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ đẹp và hay để.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử Hàn Mặc Tử - thi nhân của những mối tình "khuấy" mãi không thành khối. Tử yêu nhiều nhưng chua xót nhận ra rằng : Trăng là người bạn tình và là người bạn tình chung thuỷ cuối cùng của đời mình
Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử. Cuộc đời Hàn Mạc Tử là một bi kịch khắc nghiệt nhưng nhà thơ đã sáng tạo cho đời những áng văn chương làm say đắm lòng người. Bài thơ có một cấu trúc độc đáo, lấy cảnh để ngụ tình, tình trang trải dịu buồn khôn khuây.
Có bạn cho rằng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế. Hãy bình luận ý kiến trên. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có xuất xứ và cảm hứng chủ đạo hướng về một người con gái, một miền quê cụ thể, nhưng với sức khái quát hóa nghệ thuật, bài thơ vượt qua ranh giới những gì cụ thể để đến với một miền quê, với tất cả chúng ta. Đó là tình yêu tha thiết và sâu nặng của nhà thơ đối với con người, với quê hương, với cuộc sống và với tất cả cuộc đời này.
Bài 1: Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế đẹp, nên thơ được thể hiện như thế nào qua bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử. Căn cứ vào bản thân văn bản thơ, ta thấy nổi lên hàng đầu là hình ảnh Huế đẹp và thơ. Bài thơ gồm 3 khổ, 12 câu thất ngôn. Mỗi khổ thơ dường như được dành để nói về một phương diện của Huế.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved