Admin FQA
20/09/2023, 21:20
Đề bài
Cảm nhận về “cảnh cho chữ” trong “Chữ người tử tù” và “cảnh vượt thác” trong “Người lái đò sông Đà”, qua đó chỉ rõ sự thay đổi phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Lời giải chi tiết
1. Vài nét về tác giả - tác phẩm:
- Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng trong nền văn học dân tộc với phong cách tài hoa, độc đáo.
- Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm viết về một tử từ tài hoa có thiên lương, khí phách, một quản ngục có sở thích chơi chữ, ngưỡng mộ những con người tài hoa.
“Người lái đò sông Đà” là tác phẩm in trong tập tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi gian khổ mà đầy lí thú của Nguyễn Tuân lên miền Tây Bắc kì vĩ. Chuyến đi đã giúp ông khám phá “thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn, tính cách của những người lao động bình thường, giản dị.
- “Cảnh cho chữ” và “Cảnh vượt thác” trong hai tác phẩm là những chi tiết nghệ thuật thành công nhất.
2. Cảm nhận về “cảnh cho chữ” và “cảnh vượt thác”
2.1. Cảnh cho chữ:
- Bối cảnh xuất hiện: ở phần cuối tác phẩm, trong đêm cuối cùng trước ngày ra pháp trường xử chem. Huấn Cao đã hiểu ra tấm lòng của viên quản ngục và đồng ý cho chữ.
- Nội dung: Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
+ Không gian – thời gian: Diễn ra trong đêm khuya, ngay trong nhà giam tăm tối chật hẹp, ẩm ướt , tường đâỳ mạng nhện, nền đầy phân chuột phân gián...
+ Nhân vật: Người cho chữ là kẻ tử tù chỉ sáng sớm mai đã ra pháp trường, cổ vẫn đeo gông , chân vướng xiềng đang dậm tô những nét chữ vuông tươi tắn trên tấm lụa bạch trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ. Những thứ gông xiềng quái ác ấy càng tô đậm lên vẻ đẹp hiên ngang, hành động nghĩa hiệp, thiêng liêng của người cho chữ. Tương phản với tư thế, hành động này là người được nhận chữ: viên quán ngục lại khúm núm, thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực.
+ Diễn biến: vị thế của các nhân vật thay đổi, họ không còn là những kẻ đối địch mà đã thành tri âm, tri kỉ [phân tích lời dặn dò, khuyên bảo của Huấn Cao với quản ngục và thái độ của quản ngục]
+ Ý nghĩa: Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài trước cái xấu, cái ác; thể hiện sức sống mạnh mẽ, khả năng hướng thiện của cái đẹp, của thiên lương trong cuộc đời.
- Nghệ thuật: Bút pháp tương phản đối lập, thủ pháp dựng cảnh, tạo không khí trang trọng, cổ kính…
2.2. Cảnh vượt thác:
- Bối cảnh xuất hiện: ở phần giữa tác phẩm, sau những chi tiết khắc họa sự hung bạo của dòng sông.
- Nội dung: Một cuộc thủy chiến gay go, ác liệt giữa ông lái đò và con sông Đà. Qua đó, ta thấy được những phẩm chất tài hoa của người lái đò. Phân tích:
+ Ở trùng vi thạch trận thứ nhất
+ Ở trùng vi thạch trận thứ hai
+ Ở trùng vi thạch trận thứ ba
Trong cả 3 lần, đối mặt với đá, thác sông Đà, người lái đò đã hiện lên như một anh hùng chiếm trận dũng cảm, gan dạ, mưu trí, thật xứng là "một tay lái ra hoa". Ông thuộc hết binh pháp của thần sông, thần núi, vượt qua ba lớp trùng vi thạch trận của sông Đà một cách ngoạn mục.
- Ý nghĩa: Ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo của thiên nhiên Tây Bắc và tài nghệ tuyệt vời của con người lao động thời kì mới.
- Nghệ thuật: Trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú, phép so sánh, nhân hóa,, tương phản được vận dụng linh hoạt, ngôn ngữ phong phú, giàu tính tạo hình, vận dụng kiến thức nhiều ngành nghệ thuật…
3. Nhận xét về sự thay đổi trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám:
- Sự thay đổi:
+ Trong cảnh cho chữ ông tìm cái đẹp vang bóng một thời đã lùi vào quá khứ, ở các bậc siêu phàm, trong cảnh vượt thác ông đã phát hiện và ngợi ca cái đẹp trong đời sống thực taị của đất nước, nhân dân lao động. Ngày trước ông đem cái tài hoa uyên bác để chống đối, phủ nhận thực tại đen tối, giờ đây, ông dùng nó để kiếm tìm và khẳng định những vẻ đẹp trong xã hội mới (chất vàng mười)
+ Trước đây ông tuyệt đối hóa cái phi thường, nay ông phát hiện sự thống nhất giữa cái phi thường và bình thường
+ Ngôn ngữ trước cách mạng mang vẻ đẹp cổ kính, đài các, giọng văn ngang tàng, kiêu bạc; sau cách mạng, gần gũi với đời thường hơn.
⟹ Sự thay đổi đó làm cho văn Nguyễn Tuân vẫn tài hoa uyên bác mà không ngông ngạo , tài hoa uyên bác mà đôn hậu tin yêu.
- Lí giải: + Hiện thực cuộc sống thay đổi đem dến cho nhà văn cái nhìn mới, nguồn cảm hứng mới, đặc biệt là dưới đường lối lãnh đạo của Đảng, xác định nhiệm vụ của người cầm bút
+ Tình yêu với quê huơng đất nước, niềm lạc qua tin tưởng vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới hòa vào niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật
⟹ Tất cả tạo nên một Nguyễn Tuân tài hoa nghệ sĩ – niềm tự hào của Văn học Việt Nam.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved