logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Câu 7 - trang 90 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

21/11/2023, 16:10

1. Nội dung câu hỏi

Phân biệt kiểu tương quan chung và tương quan riêng giữa các hormone thực vật. Vẽ biểu đồ minh hoạ cho mối tương quan về nồng độ giữa hai nhóm hormone thuộc kiểu tương quan chung trong chu kì phát triển của cây một năm với mốc thay đổi là quá trình ra hoa.

Phân tích đề: Căn cứ vào kiến thức có trong mục III, bài 20 để phân biệt hai kiểu tương quan giữa các hormone về khái niệm, đặc điểm, ví dụ của mỗi kiểu. Dựa trên đặc điểm của kiểu tương quan chung, tìm ra mối tương quan về nồng độ giữa các nhóm hormone trong chu kì sống của cây một năm.

 

2. Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về hormone thực vật.

 

3. Lời giải chi tiết

- Hormone tham gia điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật. Một quá trình, hiện tượng sinh lí thường chịu sự chi phối của hai hay nhiều hormone. Sự tương quan giữa các hormone quy định kết quả của quá trình được điều tiết.

Nội dung

phân biệt

Tương quan chung

Tương quan riêng

Khái niệm

Là tương quan giữa hormone thuộc nhóm kích thích sinh trưởng với hormone thuộc nhóm ức chế sinh trưởng.

Là tương quan giữa hai hay nhiều loại hormone thuộc cùng nhóm kích thích/ức chế hay khác nhóm(giữa hormone thuộc nhóm kích thích với hormone thuộc nhóm ức chế).

Đặc điểm

Tương quan về hàm lượng giữa hormone kích thích với hormone ức chế thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng,phát triển của thực vật.

Thực vật lâu năm, mối tương quan này có tính chu kì, lặp lại theo chu kì sinh sản củathực vật.

Tương quan về hàm lượng giữa hormone trong cùng nhóm kích thích hoặc cùng nhóm ức chế hay giữa hormone kích thích vớihormone ức chế sẽ điều tiết kếtquả của một quá trình sinh lí cụ thể. Một quá trình sinh lí có thể đượcthúc đẩy bởi hormone này nhưnglại bị hormone khác kìm hãm.

Ví dụ

Khi hàm lượng hormone kích thích (auxin, gibberellin, cytokinin) cao hơn hàm lượng hormone ức chế (ethylene,abscisic acid), cây duy trì trạng thái non trẻ, thúc đẩysinh trưởng của thân, lá.

Ngược lại, khi hàm lượng hormone ức chế cao hơn, cây chuyển trạng thái già hoá.

Quá trình nảy mầm của hạt: kích thích bởi gibberellin (GA) và ứcchế bởi abscisic acid (ABA)→tương quan GA/ABA cao thì hạt chuyển sang trạng thái nảy mầm, nếu GA/ABA thấp, hạt sẽ ở trạngthái ngủ nghỉ.

- Sơ đồ về mối tương quan chung của hormone trong chu kì sống của cây một năm.

Với cây một năm, ra hoa tạo quả một lần trong vòng đời, giai đoạn ra hoa thường là mốc đánh dấu sự thay đổi tương quan hàm lượng giữa hormone kích thích với hormone ức chế. Trong đó, giai đoạn trước ra hoa, hàm lượng các hormone thuộc nhóm kích thích cao hơn so với hormone ức chế, khi hàm lượng hormone kích thích giảm xuống, hormone ức chế tăng dần, cây ra hoa và bước vào giai đoạn già.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Câu 8 - trang 92 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống Câu 8 - trang 92 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 9 - trang 92 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống Câu 9 - trang 92 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 11 - trang 93 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống Câu 11 - trang 93 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 15 - trang 96 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống Câu 15 - trang 96 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 16 - trang 97 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống Câu 16 - trang 97 - SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Xem thêm

Chương bài liên quan

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved