logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Câu hỏi - Mục Hoạt động Luyện tập - trang 59 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Admin FQA

17/01/2024, 15:19

1. Nội dung câu hỏi

Hãy giải thích vì sao mất an toàn vệ sinh thực phẩm do tác nhân sinh học lại gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nhất, còn tác nhân hoá học lại gây ra nhiều vụ tử vong nhất.

 

2. Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

3. Lời giải chi tiết

- Mất an toàn vệ sinh thực phẩm do tác nhân sinh học chủ yếu do các vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm và sinh ra độc tố trong thực phẩm hoặc trong đường tiêu hoá. Vi sinh vật và độc tố của chúng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp nhất, đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ thịt và cá. Ở Việt Nam, có trên 50 % các vụ ngộ độc do vi sinh vật (theo số liệu thống kê của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế). Do vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt thường nên người sản xuất chủ quan, khiến việc lây nhiễm diễn ra dễ dàng hơn. Mặt khác, vi sinh vật sinh sản rất nhanh, phân bố rộng nên tốc độ lây lan và sinh độc tố diễn ra nhanh. Người bị ngộ độc do vi sinh vật thường có triệu chứng rối loạn tiêu hoá, nôn ói, sốt, cơ thể mất nhiều nước. Bệnh thường xảy ra đột ngột, hàng loạt.

- Tỉ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm bởi tác nhân sinh học thấp hơn so với ngộ độc bởi tác nhân hoá học vì:

+ Chất độc hoá học thường nhiễm vào thực phẩm với hàm lượng rất ít, khó xác định và chưa có tiêu chuẩn quy định cụ thể hàm lượng cho phép có trong thực phẩm. Vì thế, việc kiểm soát các chất độc hoá học trong thực phẩm rất khó khăn.

+ Các chất hoá học nhiễm vào thực phẩm có thể có tác hại lâu dài mà y học chưa biết đến.

+ Các chất độc hoá học thường tích tụ lâu dài trong cơ thể và sau nhiều năm mới xuất hiện hậu quả mà không được cảnh báo trước.

+ Nồng độ chất độc hoá học tăng cao qua các chuỗi thức ăn. Ví dụ nồng độ DDT tăng qua các sinh vật sống trong nước nhiễm DDT:

Chuỗi thức ăn: Động vật nguyên sinh → Cá nhỏ → Cá lớn → Chim ăn cá

Nồng độ DDT tương ứng: 0,04 ppm → 0,5 ppm → 2 ppm → 25 ppm

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Câu hỏi 1 - Mục Hoạt động Mở đầu - trang 57 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 - Mục Hoạt động Mở đầu - trang 57 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 1 - Mục Hoạt động Hình thành kiến thức mới - trang 57 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 - Mục Hoạt động Hình thành kiến thức mới - trang 57 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi - Mục Hoạt động Luyện tập - trang 57 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Câu hỏi - Mục Hoạt động Luyện tập - trang 57 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 3 - Mục Hoạt động Hình thành kiến thức mới - trang 58 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 3 - Mục Hoạt động Hình thành kiến thức mới - trang 58 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi - Mục Hoạt động Vận dụng - trang 60 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Câu hỏi - Mục Hoạt động Vận dụng - trang 60 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved