logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Có người cho rằng: “Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn". Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Và từ đó rút ra bài học gì cho bản thân - Ngữ Văn 12

Admin FQA

16/09/2023, 17:35

   Từ ngàn xưa, con người của chúng ta đã nhận thức ra được giá trị của tiền qua buôn bán, trao đổi. Và đến nay, khi đồng tiền thu nhập được xem là biểu hiện cho sự phát triển của một xã hội, một quốc gia, nó lại càng trở nên quan trọng. Nếu biết dùng tiền, con người sẽ làm nên sự nghiệp, còn nếu ham muốn vô độ về tiền bạc, nó sẽ đẩy chúng ta vào chỗ sa đọa tâm hồn. Đúng như vậy!

Trong cuộc sống xã hội, giá trị của tiền rất cao. Qua đồng tiền, chúng ta mua được lương thực phục vụ cho nhu cầu ăn uống cũng như mọi nhu cầu khác, chúng ta có thể buôn bán kiếm lời. Thế nhưng lại có người nói sự ham muốn tiền bạc sẽ dẫn đến suy sụp về tinh thần, về tâm hồn?

Vậy thế nào là sự ham muốn vô độ tiền bạc? Đó chính là việc quá đề cao vai trò của đồng tiền với quan niệm “có tiền là có tất cả". Khi ấy đồng tiền trở thành người chủ đầy uy quyền. “Vô độ" chỉ sự quá mức, vượt qua giới hạn. Sự ham muốn vô độ về tiền bạc chính là sự ham muốn, đam mê không giới hạn về tiền bạc. Một người nếu đam mê quá mức về tiền bạc mà kém tài, không đạo đức thì có thể sẽ kiếm tiền bằng mọi giá, thậm chí giết người, cướp của, đánh đổi cả danh dự và mạng sống của mình. Như vậy, nó sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn. Từ đó dẫn đến sự hối hận, ăn năn, đau khổ về những điều mình đã làm. Cụ thể là những người vì tiền mà hành động trái với lương tâm, một là sẽ bị đe dọa về mạng sống, hai là sẽ bị đau đớn về tinh thần, tâm hồn sẽ suy sụp.

Tại sao sự ham muốn vô độ về tiền bạc lại đẩy con người vào chỗ sa đọa tâm hồn? Vì tiền bạc cũng như một chất ma túy. Nó lôi kéo con người một khi con người dính vào nó. Nhiều người buôn bán, vì muốn được lợi nhuận nhiều, đã vượt qua lương tâm và pháp luật đi buôn lậu, buôn hàng cấm dẫn đến hậu quả phải vào tù, bị tử hình. Lúc đó, không những làm hại cho bản thân mà còn gây ra những hậu quả tai hại cho người khác. Chẳng hạn như Vũ Xuân Trường, vì muốn được nhiều tiền, vì quá tham lam nên ông ta đã buôn bán ma túy mà đâu có nghĩ nó gây họa một thế hệ trẻ sau này.

Đồng tiền rất có thế lực, nếu chúng ta biết cách sử dụng, không những làm cho ta phát triển tài năng mà còn giúp ích cho gia đình, xã hội. Chẳng hạn như biết dùng tiền vào những mục đích kinh doanh với nước ngoài, nhờ sự đầu tư của họ sẽ giúp cho kinh tế nước nhà phát triển. Điều này hoàn toàn khác với việc lạm dụng tiền, mua chuộc cấp trên để tham nhũng, bòn rút của công. Chúng ta, ai ai cũng muốn mình có nhiều tiền, được giàu có nhưng phải kiếm tiền dựa trên sức lao động của mình, đồng thời không ham muốn vô độ. Qua thực tế đã chứng minh nhiều người tự làm hại bản thân mình khi nhắm mắt chạy theo đồng tiền. Lúc này, người làm chủ được đồng tiền chính là người có nghị lực, có tài năng và đạo đức thật sự. Đồng tiền chính đáng tự đến với họ thay vì người ta đến với đồng tiền bất chính. Ví dụ như Bill Gate, nhờ tài năng, chất xám đã nắm giữ trong tay rất nhiều tiền.

Nhưng giàu không có nghĩa là tự kiêu, cho rằng mình có mọi quyền hành, muốn gì cũng được, dẫn đến việc ăn chơi sa đọa, tiêu xài phung phí. Như vậy, hậu quả cũng chẳng khác gì sự ham muốn vô độ về tiền bạc. Vì vậy, muốn trở thành người tốt, chúng ta không những phải biết tự kiềm chế mình trước mãnh lực của đồng tiền mà còn phải là người biết dùng tiền. Sử dụng tiền đúng chỗ, đúng giá trị của nó thì ta sẽ làm chủ được đồng tiền.

Câu nói trên chính là một lời khuyên, một lời chỉ bảo chúng ta về hậu quả của việc ham muốn vô độ đồng tiền. Qua đó, chúng ta đã rút ra một bài học rất hay, rất đích đáng về cách dùng tiền trong cuộc sống. Chúng ta có quyền đam mê tiền bạc, nhưng phải có giới hạn vì nếu không, nó sẽ dẫn đến những hậu quả xấu không lường trước được. Đồng thời, chúng ta phải biết làm ra tiền một cách chân chính và sử dụng tiền theo mục đích tốt. Có như vậy, xã hội, đất nước mới phát triển. Như thế sẽ không hỗ thẹn với bản thân mình, với mọi người.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Khi bàn về phương pháp học tập, trau dồi văn hóa, có người cho rằng: "Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết tất cả". Hãy giải thích câu trên - Ngữ Văn 12 Đây là ý kiến của Edouard, một cố nghị trưởng Pháp, mà câu nói đầy đủ là: “Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, đó là cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ cả”
Một nhà văn Nga đã nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”. Em nghĩ thế nào về câu nói ấy? - Ngữ Văn 12 Phải sống nơi thiếu tình thương là điều bất hạnh. Được sống trong tình thương là hạnh phúc. Câu nói của nhà văn Nga về sự thiếu tình thương có giá trị giáo dục lòng nhân ái cho bất cứ ai.
Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương - Ngữ Văn 12 “Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu, về đâu …”.
Bình luận về câu nói của Hoàng đế Na-pô-lê-ông: "Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời" - Ngữ Văn 12 Trong cuộc sống, chúng ta cần phải có niềm tin và nghị lực. Thiếu niềm tin và nghị lực chúng ta không thể thành công trong cuộc đời.
Người sống với người như thế nào - Ngữ Văn 12 Câu hỏi mà nhà thơ Hữu Thỉnh đặt ra trong bài thơ Hỏi của mình vẫn luôn da diết, khắc khoải như một kết thúc mở đầy ám ánh, gợi ra muôn vàn phong ba trong lòng người đọc.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved