Phép đối xử lịch sự với người khác là một nghệ thuật sống. Nghệ thuật sống có thể gói gọn trong sáu chữ: văn nhã, hòa khí, khiêm tốn.
Văn nhã, tức là phải biết sử dụng những từ ngữ giao tiếp như: xin chào, cảm ơn, tạm biệt, xin thứ lỗi... và sử dụng cho đúng lúc. Nét mặt, giọng nói, cử chi phải nhẹ nhàng, trang trọng, kính cẩn, thân mật, lịch thiệp...
Hòa khí: tức là khi nói chuyện phải bình tĩnh, từ tốn, nhẹ nhàng, nội dung câu chuyện phải có tình, có lí, biểu cảm: tránh suồng sã, khiếm nhã; tránh nói to, cười to, vừa nói, vừa vung tay.
Khiêm tốn: không khoe khoang, nói ít mà nghe nhiều, biết lắng nghe, không cướp lời. Người khiêm tốn thường sống chân thành, chân thật, cởi mở; ý tứ lúc đi xe, đi đường: không nên tranh lấn mà biết nhường nhịn.
Nói tóm lại phải đề cao chữ “lễ”, đúng như Khổng Tử đã nói: “Bất học lễ vô dĩ lập”, nghĩa là không học lễ nghĩa thì không nên người.
Ở trường phải kính thầy, quý bạn. Ở nhà phải hiếu để ra ngoài xã hội phải lễ phép, ứng xử lịch sự là biết tôn trọng, kính trọng người khác, mà thực chất là tự trọng bản thân mình. Nếu thô lỗ, cục cằn, vô lễ... là tự hạ thấp nhân cách mình. Ứng xử lịch sự là phong cách sống văn minh, sống có văn hóa.
CHƯƠNG III. SÓNG CƠ
Chương 8. Cá thể và quần thể sinh vật
Đề thi học kì 1
Bài 10. Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
SOẠN VĂN 12 TẬP 1