logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 - Đề số 11

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

 

Đề bài

Câu 1. Tháng 9 - 1931, sau khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản đã

A. sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ Nhật Bản.

B. xây dựng căn cứ quân sự của Nhật ở đây.

C. biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.

D.đưa người dân Nhật Bản sang đó sinh sống và sản xuất.

Câu 2. Lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX là

A. Đảng Dân chủ Tự do.

B. Đảng Xã hội.

C. Đảng Dân chủ.

D. Đảng Cộng sản.

Câu 3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?

A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt

B. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

C. Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước

D. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này. 

Câu 4. Trong năm 1939, đã diễn ra bao nhiêu cuộc đấu tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật?

A. Trên 20 cuộc đấu tranh.

B. Trên 30 cuộc đấu tranh.

C. Trên 40 cuộc đấu tranh.

D. Trên 50 cuộc đấu tranh.

Câu 5. Cuộc khủng hoảng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản đạt đến đỉnh điểm vào năm nào?

A. 1930.                  B. 1931.

C. 1932.                  D. 1933.

Câu 6. Giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc vì lí do cơ bản nào

A. Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất.

B. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản.

C. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc.

D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh

Câu 7. Mặt trận Nhân dân được thành lập ở Nhật Bản là kết quả của

A. Cuộc vận động, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân

B. Cuộc biểu tình phản đối chính sách thống trị của nhà nước

C. Cuộc vận động đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

D. Cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản

Câu 8. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự khủng hoảng kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn 1929 - 1933?

A. Sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5% so với năm 1929.

B. Nông phẩm giảm năm 1932 giảm 1,7 tỉ yên so với năm 1929.

C. Ngoại thương năm 1931 giảm 80% so với năm 1929.

D. Đồng yên sụt giá nghiệm trọng.

Câu 9. Ý kiến nào sau đây không đúng với tình hình Nhật Bản những năm 1918-1939?

A. Tăng cường các cải cách dân chủ.

B. Tập trung mở rộng thị trường ở châu Á.

C. Kinh tế phát triển nhưng không ổn định.

D. Diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.

Câu 10. Chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của Nhật Bản nhằm mục đích chính là

A. Mở rộng thị trường bằng cách tăng cường chạy đua vũ trang.

B. Khắc phục tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu.

C. Mở rộng xâm chiếm các vùng đất châu Á.

D. Khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng. 

Lời giải chi tiết

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 C

 D

 D

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 77.

Cách giải:

Tháng 9-1931, sau khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 78.

Cách giải:

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.

Chọn đáp án: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 78.

Cách giải:

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản dã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của nước này.

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 78.

Cách giải:

Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản lan rộng, lôi cuốn đông đảo binh sĩ và sĩ quan Nhật tham gia. Chỉ trong năm 1939, đã diễn ra trên 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ và quân đội Nhật Bản.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 76.

Cách giải:

Cuộc khủng hoảng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản đạt đến đỉnh điểm vào năm 1931.

Chọn đáp án: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 77, suy luận.

Cách giải:

Nhật Bản bên cạnh việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang còn tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc do: Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, Trung Quốc luôn là đối tượng Nhật Bản muốn độc chiếm từ lâu. Tháng 9-1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 76, suy luận.

Cách giải:

Từ những cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận Nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

=> Mặt trận Nhân dân được thành lập ở Nhật Bản là kết quả của cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản.

Chọn đáp án: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 76, loại trừ.

Cách giải:

So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, nông phẩm giảm 1,7 tỷ yên, ngoại thương giảm 80%. Đồng yên sụt giá nghiêm trọng.

Chọn đáp án: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk bài 14.

Cách giải:

- Đáp án A: Tăng cường cải cách dân chủ: ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quóc phòng, giảm bớt quan hệ căng thắng so với các quốc gia khác. Đó là giai đoạn 1929 – 1933, những cải cách này chủ yếu thưc hiện trên lĩnh vực chính trị, giai đoạn sau lại quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, khiến nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra.

- Đáp án B: Tập trung mở rộng thị trường châu Á: thực hiện chính sách xâm lược và biến những vùng đất giàu tiềm năng thành thuộc địa. Ví dụ như thi trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài nên đến tháng 9-1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.

- Đáp án C: Kinh tế Nhật Bản phát triển nhưng không ổn định. Giai đoạn 1914 - 1919 nền kinh tế Nhật Bản phát triển ổn định nhưng sau đó lại lâm vào khủng hoảng. Đến năm 1926, kinh tế Nhật Bản lại phục hồi lai nhưng năm 1929 lại lâm vào khủng hoảng.

- Đáp án D: nhiều cuộc khởi nghĩa của quân chúng nhân dân nổ ra từ sau năm 1918, đến những năm 30 của thế kỉ XX các cuộc đấu tranh này vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 76, suy luận.

Cách giải:

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược và bánh trướng ra bên ngoài.

=> Chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Nhật Bản nhằm mục đích khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng.

Chọn đáp án: D

 

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 - Đề số 1 Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 11 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 - Đề số 2 Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 11 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 - Đề số 3 Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 11 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 - Đề số 7 Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 11 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 - Đề số 8 Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 11 - Đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved