Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2
Đề bài
Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 tác động nặng nề nhất đến ngành kinh tế nào của nước Đức?
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Giao thông vận tải
D. Du lịch và dịch vụ
Câu 2. Các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức?
A. Đảng Dân chủ
B. Đảng Quốc xã
C. Đảng Xã hội dân chủ
D. Đảng Đoàn kết dân tộc
Câu 3. Một sự kiện diễn ra ở nước Đức ngày 30 - 1 - 1933 là
A. Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít
B. Đảng Xã hội dân chủ Đức tuyên bố bất hợp tác, từ chối Liên minh với Đảng Cộng sản Đức
C. Tổng thống Hinđenbua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới
D. Giai cấp tư sản tuyên bố xóa bỏ chế độ cộng hòa tư sản, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Câu 4. Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản nước Đức ra ngoài vòng pháp luật sau sự kiện nào?
A. Hítle lên nắm quyền
B. Tổng thống Hinđenbua mất
C. Nhà quốc hội Đức bị đốt cháy
D. Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ
Câu 5. Năm 1934, sau khi tổng thống Hinđenbua qua đời, Hítle đã tự xưng là
A. Tổng thống
B. Thủ tướng
C. Quốc trường suốt đời
D. Thống soái
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?
A. Khủng hoảng chính trị trầm trọng
B. Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra gay gắt
C. Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, số lượng thất nghiệp tăng nhanh
D. Giới cầm quyền Đức lo củng cố quyền lực, chuẩn bị chiến tranh
Câu 7. Ý không phản ánh đúng chủ trương của người đứng đầu Đảng Quốc xã là
A. Chống cộng sản, phân biệt chủng tộc
B. Ra sức tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài
D. Liên kết với Đảng Xã hội dân chủ để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế
Câu 8. Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hítle đã thực hiện chính sách
A. Bài Do Thái
B. Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân
C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân phản đối chế độ độc tài
D. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ (trước tiên là Đảng Cộng sản)
Câu 9. Đường lối đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Hítle là
A. Bắt tay với các nước phát xít
B. Thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn
C. Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh
D. Mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu
Câu 10. Điền từ, cụm từ vào chỗ trống trong đoạn trích sau:
“Sau khi lên cầm quyền, Hitler tuyên bố rút ra khỏi ... (10-1933) để tránh mọi ràng buộc quốc tế, để rảnh tay hành động. Tiếp đó, ... y hủy bỏ chế độ với vùng ... (vùng phi quân sự giữa Pháp và Đức theo quy định của hội nghị Vecxai) và đưa quân đến đến khu vực phi quân sự này.
A. Hội quốc liên, tháng 11-1933, vùng Rua
B. Hiệp ước Vecxai, tháng 11-19936; Béc-lin
C. Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản, tháng 3-1936; Muy-ních
D. Hội quốc liên, tháng 3-1936; sông Ranh.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | C | C | C | D | D | D | C | D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 66.
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức, tron đó nặng nề nhất là công nghiệp giảm 47% so với trước khủng hoảng.
Chọn đáp án: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 66.
Cách giải:
Trong bối cảnh khủng hoảng đang diễn ra, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Cộng nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.
Chọn đáp án: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 66.
Cách giải:
Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hinđenbua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.
Chọn đáp án: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 67.
Cách giải:
Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt 10 vạn đảng viên cộng sản.
Chọn đáp án: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 67.
Cách giải:
Năm 1934, sau khi tổng thống Hinđenbua qua đời, Hítle tuyên bố hủy bỏ hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời.
Chọn đáp án: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 66, loại trừ.
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng.
* Kinh tế:
- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.
- Hàng nghìn nhà máy xí nghiệp đóng cửa.
- Mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng.
Đáp án D là chính sách đối ngoại của Đức sau khi chủ nghĩa phát xít hình thành.
Chọn đáp án: D
Câu 7.
Phương pháp: Sgk trang 66, loại trừ.
Cách giải:
Đảng Quốc xã Đức (đứng đầu là Hít-le) ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
Chọn đáp án: D
Câu 8.
Phương pháp: skg 67, suy luận.
Cách giải:
Từ năm 1933, chính phủ Hit-le rào riết thiếp lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đáng phải dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.
Chọn đáp án: D
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 68, suy luận.
Cách giải:
Về chính sách đối ngoại, Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh như:
- Rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
- Năm 1935, ban bố lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.
- Đến năm 1938, Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược.
Chọn đáp án: C
Câu 10.
Phương pháp: điền từ.
Cách giải:
“Sau khi lên cầm quyền, Hitler tuyên bố rút ra khỏi Hội quốc liên (10-1933) để tránh mọi ràng buộc quốc tế, để rảnh tay hành động. Tiếp đó, tháng 3-1936, y hủy bỏ chế độ với vùng sông Ranh (vùng phi quân sự giữa Pháp và Đức theo quy định của hội nghị Vecxai) và đưa quân đến đến khu vực phi quân sự này.
Chọn đáp án: D
Test Yourself 2
Unit 2: Get well
Chương 4. Hydrocarbon
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 11
Chuyên đề 2. Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11