logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 - Lịch sử 12

Admin FQA

30/12/2022, 13:16

Đề bài

Câu 1: Hiến pháp Liên Bang (12 - 1993) quy định thể chế chính trị nước Nga là

A. Tổng thống Liên Bang.

B. Dân chủ Đại nghị.

C. Quân chủ Lập hiến.

D. Cộng hòa Liên Bang.

Câu 2: Biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.

B. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

C. thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

D. nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ.

Câu 3: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1930 là

A. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên.

C. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 4: Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian

1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

3. Liên Xô phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.

A. (1), (2),(3)                             B. (3),(2),(1)

C. (2),(1),(3)                              D. (2),(3),(1)

Câu 5: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là

A. đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến.

B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

C. đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày.

D. thực hiện đoàn kết quốc tế, thực hiện chuyên chính vô sản.

Câu 6: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển

A. từ những năm 40 của thế kỷ XX.

B. từ những năm 50 của thế kỷ XX.

C. từ những năm 60 của thế kỷ XX.

D. từ những năm 70 của thế kỷ XX.

Câu 7: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của thực dân Âu - Mĩ, ngoại trừ

A. Đông Timo.         B. Thái Lan.

C. Philippin.             D. Xingapo.

Câu 8: Năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?

A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

B. Campuchia, Malaixia, Brunây.

C. Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia.

D. Miến Điện, Philippin, Việt Nam.

Câu 9: Sự kiện nào là mốc chấm dứt ngọn cờ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Phong trào Duy tân.

B. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

C. Phong trào công nhân đồn điền Phú Riềng (2/1930).

D. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930).

Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp quốc?

A. Duy trì hòa bình an ninh thế giới.

B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

D. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.

Câu 11: Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kì

A. 2007-2008.         B. 2008-2009.

C. 2010-2011.         D. 2011-2012.

Câu 12: Sự kiện được coi là khởi đầu của Chiến tranh lạnh là

A. sự ra đời của Kế hoạch Mác san.

B. sự ra đời của Học thuyết Truman.

C. sự ra đời của hai khối quân sự: NATO và Vacsava.

D. sự xuất hiện hai nước: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức.

Câu 13: Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là

A. xuất hiện các loại dịch bệnh mới.

B. xu thế toàn cầu hóa.

C. dẫn tới nhu cầu, đòi hỏi của con người ngày càng cao.

D. làm xuất hiện nhiều loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Câu 14: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành những tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng.

D. An Nam Cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 15: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc là

A. Đại hội đồng.

B. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.

C. Hội đồng Bảo an.

D. Tòa án Quốc tế.

Câu 16: Bốn “con rồng” kinh tế của châu Á gồm:

A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan và Ma Cao.

B. Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo và Thái Lan.

C. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan và Xingapo.

D. Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công và Xingapo.

Câu 17: Kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì vào giai đoạn nào?

A. 1950-1973.        B. 1952-1973.

C. 1960-1973.        D. 1945-1973.

Câu 18: Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mĩ.                    B. Tây Âu.

C. Liên Xô.            D. Nhật Bản.

Câu 19: Ngày 4 - 4 - 1949 Mĩ và 11 nước phương Tây kí hiệp ước thành lập tổ chức quân sự nào?

A. SEATO.                                B. NATO.

C. CENTO.                               D. ANZUS.

Câu 20: Đến năm 2007, EU có bao nhiêu nước thành viên?

A. 6                                            B. 15

C. 25                                          D. 27

Câu 21: Sự ra đời của học thuyết nào đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản?

A. Học thuyết Phucưđa.

B. Học thuyết Kaiphu.

C. Học thuyết Miyadaoa.

D. Học thuyết Hasimôtô.

Câu 22: Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Đỏ.                    B. Búa liềm.

C. Nhân dân.          D. Thanh niên.

Câu 23: Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

A. Tháng 3- 1930.

B. Tháng 5 – 1930.

C. Tháng 10 – 1930.

D. Tháng 12 – 1930.

Câu 24: Phong trào cách mạng 1930-1931 lên đến đỉnh cao ở hai tỉnh nào?

A. Thanh Hóa, Nghệ An.

B. Nghệ An, Hà Tĩnh.

C. Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

D. Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Câu 25: Hậu quả nặng nề do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật đối với nước ta cuối năm 1944 - đầu năm 1945 là gì?

A. Kinh tế lệ thuộc vào phát xít Nhật.

B. Kinh tế lệ thuộc vào thực dân Pháp.

C. Có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.

D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

Câu 26: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của những yếu tố nào?

A. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân.

B. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào yêu nước.

C. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

D. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Câu 27: Đâu không phải là một trong những quốc gia sáng lập ra tổ chức ASEAN?

A. Thái Lan.           B. Brunây.

C. Xingapo.            D. Malaixia.

Câu 28: Từ năm 1945 đến năm 1954 kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương là

A. Anh.                    B. Pháp.

C. Mĩ.                      D. Hà Lan.

Câu 29: Đảng nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Đảng Quốc đại.      B. Đảng Dân tộc.

C. Đảng Nhân dân.     D. Đảng Cộng sản.

Câu 30: Yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai là

A. được giảm sưu thuế.

B. ruộng đất.

C. độc lập dân tộc.

D. xóa nợ, hoãn nợ.

Câu 31: Tổ chức nào được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Tân Việt Cách mạng đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng.

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. Cộng sản đoàn.

Câu 32: Sự kiện lịch sử nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn trưởng thành?

A. Thành lập Công hội.

B. Công nhân Ba Son bãi công.

C. Ba tổ chức cộng sản ra đời.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Câu 33: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia (vùng lãnh thổ) duy nhất ở Đông Bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch là

A. Trung Quốc.          B. Nhật Bản.

C. Triều Tiên.             D. Hàn Quốc.

Câu 34: Trong đường lối cải cách của Trung Quốc (1978) lấy phát triển lĩnh vực nào làm trung tâm?

A. Chính trị.              B. Kinh tế.

C. Văn hóa.               D. Giáo dục.

Câu 35: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là

A. nông dân.

B. công nhân.

C. tư sản dân tộc.

D. tiểu tư sản trí thức.

Câu 36: Chính sách kinh tế nào không phải của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh?

A. Chia ruộng đất cho nông dân cày.

B. Bãi bỏ thuế thân.

C. Xóa nợ cho người nghèo.

D. Cải cách ruộng đất.

Câu 37: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được xác lập là trật tự

A. Vécxai - Oasinhtơn.   B. đa cực.

C. đơn cực.                   D. hai cực Ianta.

Câu 38: Trụ sở của Liên Hợp quốc đặt tại thành phố

A. Niu Oóc.

B. Xan Phranxixcô.

C. Los Angeles.

D. Oasinhtơn.

Câu 39: Tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô là

A. Xtatin.             B. Putin.

C. Enxin.             D. Goócbachốp.

Câu 40: Năm 1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí kết văn bản

A. Hiệp định Bon.

B. Hiệp định SALT-1.

C. Hiệp định Béc lin.

D. Định ước Henxinki.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

A

11

B

21

A

31

C

2

A

12

B

22

D

32

D

3

A

13

B

23

C

33

B

4

C

14

A

24

B

34

B

5

B

15

C

25

C

35

B

6

B

16

C

26

D

36

D

7

B

17

C

27

B

37

D

8

A

18

A

28

B

38

A

9

B

19

B

29

A

39

D

10

A

20

D

30

C

40

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 17.

Cách giải:

Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều bị các nước đế quốc thực dân Âu – Mĩ xâm lược (trừ Thái Lan). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Sau chiến tranh thế gii thứ hai, tất cả các quốc gia trong khu vực đều đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau.

Việc giành được độc lập tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á bước vào xây dựng và phát triển đất nước và thực hiện liên kết khu vực (ASEAN).

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Từ năm 1911 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam:

1. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản.

2. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.

 

3. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.

4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

=> Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: sắp xếp.

Cách giải:

2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)

1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957)

3. Liên Xô phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất (1961)

Chọn đáp án: C (2), (1), (3)

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 95.

Cách giải:

Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là: đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

Chọn đáp án: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 35.

Cách giải:

Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan sang các khu vực khác.

 

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 25, suy luận.

Cách giải:

Vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.

=> Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của thực dân Âu – Mĩ, ngoại trừ Thái Lan.

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 25.

Cách giải:

Năm 1945, ở Đông Nam Á có ba quốc gia tuyên bố độc lập:

- Inđônêxia: 17-8-1945.

- Việt Namm: 2-9-1945.

- Lào: 12-10-1945.

Chọn đáp án: A

Câu 9.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam được bắt đầu từ đầu thế kỉ XX, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Đến những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, tiêu biểu là sự thành lập Việt Nam Quốc dân đảng với hoạt động nổi bật nhất là khởi nghĩa Yên Bái (1930). Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại cũng đánh dấu sự chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

=> Ngọn cờ yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam cũng thất bại hoàn toàn do không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

Chọn đáp án: B

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 7, loại trừ.

Cách giải:

Đáp án A là mục đích hoạt động của Liên hợp quốc => đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.

Chọn đáp án: A

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 8.

Cách giải:

Ngày 16-10-2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 - 2009.

Chọn đáp án: B

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 58, suy luận.

Cách giải:

Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947 (Học thuyết Truman). Trong đó, tổng thống Mĩ khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trơ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

Chọn đáp án: B

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 69.

Cách giải:

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Chọn đáp án: B

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 87, suy luận.

Cách giải:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành những tổ chức cộng sản:

- Tháng 6-1929: đại biểu các tổ chức cơ sở ở Bắc Kì thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.

- Tháng 8-1929: các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng.

Chọn đáp án: A

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 7.

Cách giải:

Hội đồng bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Chọn đáp án: C

Câu 16.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

- sgk trang 20: Đông Bắc Á có ba con rồng kinh tế: Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.

- sgk trang 29: Xingapo chuyển mình trở thành “con rồng” nổi trội nhất trong bốn con rồng kinh tế châu Á.

Chọn đáp án: C

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 54.

Cách giải:

Từ năm 1960 đến năm 1973 thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản.

Chọn đáp án: C

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 42, suy luận.

Cách giải:

Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX có thêm Nhật Bản và Tây Âu.

Chọn đáp án: A

Câu 19.

Phương pháp: sgk trang 59.

Cách giải:

Ngày 4-4-1949, tại Oasinhtơn, Mĩ và 11 nước phương Tây đã kí Hiệp ước Bắc Đại Tây Đương - thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Chọn đáp án: B

Câu 20.

Phương pháp: sgk trang 51.

Cách giải:

Đến năm 2007, EU có 27 nước thành viên.

Chọn đáp án: D

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 56, suy luận.

Cách giải:

Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991). Nội dung chủ yếu của hai học thuyết này là tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

=> Học thuyết Phu cư đa (1977) là học thuyết đầu tiên thể hiện chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với châu Á.

=> Học thuyết này đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản.

Chọn đáp án: A

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 82.

Cách giải:

Báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên vào ngày 21-6-1925.

Chọn đáp án: D

Câu 23.

Phương pháp: sgk trang 94.

Cách giải:

Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10 - 1930. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Chọn đáp án: C

Câu 24.

Phương pháp: sgk trang 93, suy luận.

Cách giải:

Đỉnh cao của phong trào 1930 - 1931 là sự hình thành các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa ở địa phương.

Chọn đáp án: B

Câu 25.

Phương pháp: sgk trang 104, suy luận.

Cách giải:

Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực. Hậu quả là cuối năm 1944 – đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.

Chọn đáp án: C

Câu 26.

Phương pháp: sgk trang 89.

Cách giải:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.

Chọn đáp án: D

Câu 27.

Phương pháp: sgk trang 31, loại trừ.

Cách giải:

Những quốc gia sáng lập ASEAN (8-8-1967) bao gồm năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.

Chọn đáp án: B

Câu 28.

Phương pháp: Sgk trang 26, 27, suy luận.

Cách giải:

Ngay sau năm 1945, thực dân Âu – Mĩ lại quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân các nước lại phải tiến hành kháng chiến chống xâm lược.

- Đối với Lào: tháng 3-1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Lào.

- Đối với Campuchia: đầu tháng 10 – 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia.

- Đối với Việt Nam: đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Trải qua cuộc đấu tranh kiên cường và gian khổ, năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ba nước: Việt Nam, Lào, Campuchia đã kết thúc thắng lợi.

Chọn đáp án: B

Câu 29.

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ.

Chọn đáp án: A

Câu 30.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Bất cứ một giai cấp, tầng lớp trong thời kì thuộc địa, độc lập dân tộc luôn là yêu cầu số một.

Chọn đáp án: C

Câu 31.

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập (6-1925) đã truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào phong trào yêu nước làm cho phong trào yêu nước phát triển mạnh, đăc biệt là công nhân. Trước sự phát triển mạnh mẽ đó, có nhiều thành viên trong Hội đã có chủ trường thành lập một chính đảng. Sư ra đời ba tổ chức cộng sản sau đó đã chứng tỏ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên lại tạo ra nguy cơ chia rẽ lớn khi các đảng lai tranh giành ản hưởng với nhau trong quần chúng. Chinh vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tâp Hội nghị thành lập Đảng, thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất ấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

=> Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam

Chọn đáp án: C

Câu 32.

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm. Trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đã xác định: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất đúng để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Duới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã viết lên những trang sử hào hùng, làm nên những chiến công hiển hách.

Chọn đáp án: D

Câu 33.

Phương pháp: sgk trang 19.

Cách giải:

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

Chọn đáp án: B

Câu 34.

Phương pháp: sgk trang 23.

Cách giải:

Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (9-1982), đặc biệt là Đại hội XIII (10-1987) của Đảng: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, …

Chọn đáp án: B

Câu 35.

Phương pháp: sgk trang 95.

Cách giải:

Luận cương chính trị xác định lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Chọn đáp án: B

Câu 36.

Phương pháp: sgk trang 94, loại trừ.

Cách giải:

Chính sách kinh tế của Xô - Việt Nghệ - Tĩnh bao gồm: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức dể nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

=> Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh không thực hiện chính sách cải cách ruộng đất.

Chọn đáp án: D

Câu 37.

Phương pháp: sgk trang 6.

Cách giải:

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khôt của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta. Đây là trật tự thế giới mới được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn đáp án: D

Câu 38.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Trụ sở của Liên Hiệp Quốc là khu phức hợp tại thành phố New York. Kể từ khi được hoàn thành vào năm 1952, khu phức hợp này trở thành trụ sở chính thức của Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, LHQ còn có 3 trụ sở phụ trợ tại Genève (Thụy Sĩ), Vienna (Áo) và Nairobi (Kenya).

Chọn đáp án: A

Câu 39.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Vi tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên Xô là Goócbachốp. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô bầu Tổng bí thư Mikhail Gorbachev lên làm Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô Viết. Năm 1991, Hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Ấu sụp đổ nên Goócbachốp cũng đồng thời là tổng thống cuối cùng của Liên Xô.

Chọn đáp án: D

Câu 40.

Phương pháp: sgk trang 62.

Cách giải:

Năm 1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki.

Chọn đáp án: D

Nguồn: Sưu tầm

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 12 - Đề số 3 Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 12 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 12 - Đề số 6 Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 12 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 12-Đề số 10 Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 12 - Đề số 10 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 - Lịch sử 12 Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Lịch sử 12
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 - Lịch sử 12 Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Lịch sử 12
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved