Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2
Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7.0 điểm)
Câu 1: Trước ngày 6/3/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện sách lƣợc gì?
A. Hòa với Tưởng để đánh Pháp.
B. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.
C. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.
D. Hòa với Pháp và Tưởng để giữ gìn chủ quyền.
Câu 2: Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt nam?
A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam.
B. Dẫn đến sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt nam.
C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt nam.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3: Từ ngày 6/1/1930 – 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở đâu?
A. Pác Pó – Hà Quảng (Cao Bằng).
B. Cửu Long – Hương cảng (Trung Quốc)
C. Quảng Châu (Trung Quốc)
D. Ma Cao (Trung Quốc)
Câu 4: Từ năm 1920 – 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?
A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan
B. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.
C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc
D. Pháp, Liên Xô, Anh.
Câu 5: Việc kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ.
A. Sự mềm dẻo trong việc phân hóa kẻ thù.
B. Đường lối chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng ta.
C. Sự thỏa hiệp của Đảng ta và Chính phủ ta.
D. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta.
Câu 6: Khó khăn lớn nhất đẩy chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
A. Âm mưu của Pháp và Tưởng.
B. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
C. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng.
D. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
Câu 7: Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là?
A. Ngày 6/1/1946
B. Ngày 2/3/1946.
C. Ngày 2/9/1945.
D. Ngày 8/9/1945.
Câu 8: Từ ngày 10 đến 19/5/1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử nào quan trọng có liên quan đến Cách mạng tháng Tám?
A. Đức mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô.
B. Nguyễn Ái Quốc mới trở về Tổ quốc.
C. Quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.
D. Quá trình thực hiện cao trào kháng Nhật cứu nước.
Câu 9: Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?
A. 1/5/1929. B. 1/5/1930.
C. 1/5/1931. D. 1/5/1933.
Câu 10: Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?
A. Tháng 11/1930
B. Tháng 5/1930
C. Tháng 3/1930
D. Tháng 10/1930
Câu 11: Vào thời gian nào Nguyễn Ái Quốc rời Pari đi Liên Xô – đất nước mà từ lâu Người mơ ước đặt chân đến?
A. Tháng 6/1924 B. Tháng 6/1923
C. Tháng 12/1923 D. Tháng 6/1922.
Câu 12: Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn 1939 – 1945 là
A. Bọn phản động thuộc địa và tay sai.
B. Bọn đế quốc và phát xít.
C. Bọn thực dân và phong kiến.
D. Bọn phát xít
Câu 13: Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 đã nhanh chóng thành công trong cả nước chỉ trong vòng 15 ngày. Đó là thời gian nào?
A. Từ ngày 15 đến ngày 29/8/1945
B. Từ ngày 16 đến ngày 30/8/1945
C. Từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945
D. Từ ngày 13 đến ngày 27/8/1945
Câu 14: Ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1925?
A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê-nin.
B. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
C. Cách mạng Việt nam trở thành bộ phận cách mạng thế giới.
D. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt nam.
Câu 15: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng? Lúc mới thành lập có bao nhiêu người?
A. Do đồng chí Võ Nguyên Giáp – có 36 người.
B. Do đồng chí Trường Chinh – có 34 người.
C. Do đồng chí Phạm Hùng – có 35 người.
D. Do đồng chí Hoàng Sâm – có 34 người.
Câu 16: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
C. Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
D. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hoá của cách mạng Việt Nam.
Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa (7/1920).
B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai (ngày 18/6/1919)
C. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925).
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12/1920).
Câu 18: Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng Pháp?
A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.
B. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
C. Vì Pháp và Tưởng bắt tay cấu kết với nhau chống lại ta.
D. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
Câu 19: Phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước ta được tổ chức vào thời gian nào?
A. Ngày 2/3/1946 tại Hà Nội.
B. Ngày 1/6/1946 tại Hà Nội.
C. Ngày 12/11/1946 tại Tân Trào – Tuyên Quang
D. Ngày 20/10/1946 tại Hà Nội.
Câu 20: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)
B. Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thực dân Pháp thi hành chính sách “khủng bố trắng” hòng dập tắt phong trào cách mạng.
C. Ảnh hưởng của phong trào Cách mạng quốc tế đối với Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
Câu 21: Vì sao ta kí với pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946?
A. Lực lượng của ta còn yếu, tránh đụng độ với nhiều kẻ thù.
B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước.
C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.
D. Câu A, B và C đều đúng.
Câu 22: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1930 là gì?
A. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
B. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản việt nam.
Câu 23: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
A. Tháng 4/1929 B. Tháng 1/1929
C. Tháng 3/1929 D. Tháng 2/1929
Câu 24: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Đầu tiên đên nước nào?
A. Ngày 5/6/1911, tại Sài Gòn, đầu tiên Bác đến nước Pháp.
B. Ngày 5/6/1911, tại Phan Thiết, đầu tiên Bác đến nước Pháp.
C. Ngày 5/6/1911, tại Nghệ An, đầu tiên Bác đến Trung Quốc.
D. Ngày 6/5/1911, tại Sài Gòn, đầu tiên Bác đến nước Trung Quốc.
Câu 25: “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt là?
A. Tưởng B. Pháp
C. Mỹ D. Nhật
Câu 26: Được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn - mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai vào ngày?
A. 15/9/1945. B. 23/1/1940.
C. 23/9/1945. D. 23/9/1946
Câu 27: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?
A. Công nhân. B. Nông dân.
C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc.
Câu 28: Nguyên nhân cơ bản quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc;
B. Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu.
C. Có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.
D. Quân Đồng minh đánh thắng phát xít, tạo cơ hội khách quan thuận lợi cho nhân dân ta khởi nghĩa thành công.
B. TỰ LUẬN: (3.0 điểm)
Hãy nêu những biểu hiện và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Em có suy nghĩ gì đối với ảnh hưởng tiêu cực của xu thế này?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.A | 2.D | 3.B | 4.C | 5.A | 6.A | 7.A | 8.C | 9.B | 10.D |
11.B | 12.B | 13.C | 14.D | 15.D | 16.C | 17.A | 18.C | 19.A | 20.D |
21.D | 22.B | 23.C | 24.A | 25.D | 26.C | 27.B | 28.B |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7.0 điểm)
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 127, suy luận.
Cách giải:
Trước ngày 6-3-1946, trong hoàn cảnh phải đói phó với cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở Nam Bộ, sự up hiếp của quân Trung Hoa Dân quốc ở ngoài Bắc nhằm lật đổ chính quyền cách mạng. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ: tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với Trung Hoa Dân Quốc.
=> Trước ngày 6-3-1947, ta chủ trương Tưởng để đánh Pháp.
Chọn đáp án: A
Sai lầm và chú ý:
Từ ngày 6-3-1946 đến trước 19-12-1946, Đảng và Chính phủ thực hiện sách lược hòa Pháp để đánh Tưởng.
Câu 2.
Phương pháp: nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có ý nghĩa:
- Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát lên tự giác.
- Chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản phát triển rất mạnh ở nước ta.
- Trong quá trình vận động giải phóng dân tôc theo khuynh hướng vô sản, cho đến năm 1929, phong trào công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tầng lớp nhân dân yêu nước khác thành làn sóng đấu tranh mạnh mẽ. => Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
Chọn đáp án: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 87.
Cách giải:
Từ ngày 6/1/1930 đến ngày 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản được họp ở Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc).
Chọn đáp án: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 81, 82, suy luận.
Cách giải:
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đếnn năm 1925 bao gồm:
– Hoạt động ở Pháp (1921 – 1923):
+ Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các nước trong khối thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921). Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.
+ Người viết bài cho nhiều báo: Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn lao động Pháp. Đặc biệt, người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (được xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925).
– Hoạt động ở Liên Xô (1923-1924):
+ Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và được bầu vào Ban chấp hành của Hội.
+ Người vừa nghiên cứu, học tập, vừa viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản.
+ Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
– Hoạt động ở Trung Quốc:
+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu Trung Quốc để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
+ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn (2/1925) làm nòng cốt để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925) nhằm chuẩn bị điều kiện tiến tới thành lập Đảng Cộng sản; xuất bản báo Thanh niên để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho quần chúng.
Chọn đáp án: C
Câu 5.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Ngày 28-2-1946, Trung Hoa Dân quốc đã kí kí với Pháp Hiệp ước Hoa – Pháp.
=> Đảng ta đã quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến”, chủ trương hòa với Pháp bằng Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) nhằm loại bỏ một kẻ thù là Trung Hoa Dân quốc và có thời gian tập trung chuẩn bị lực lượng chống Pháp lâu dài.
=> Đây là nghệ thuật phân hóa cao độ kẻ thù của Đảng ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chọn đáp án: A
Câu 6.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vãn khó khăn, thử thách. Những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Hơn nữa, khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù. => Giặc ngoại xâm (Âm mưu của Pháp và Tưởng) là khó khăn lớn nhất, đưa đất nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Chọn đáp án: A
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 122, suy luận.
Cách giải:
Ngày 6-1-1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu khắp Bắc – Trung – Nam vào Quốc hội, tượng trưng cho khối đoàn kết dân tộc. Đây là cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chọn đáp án: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 108, suy luận.
Cách giải:
Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một thời gian chuẩn bị, Người chủ trì Hội nghị Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Pó (Hà Quảng – Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19-5-1941. Đây là hội nghi có tầm quan trọng đối với Cách mạng tháng Tám:
- Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Thành lập Mặt trận Việt Minh – mặt trận thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam.
- Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
Chọn đáp án: C
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 92.
Cách giải:
Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5. Cuộc đấu tranh này thể hiện bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế lao động.
Chọn đáp án: B
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 94.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10 – 1930. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chọn đáp án: D
Câu 11.
Phương pháp: sgk trang 82.
Cách giải:
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10-1923).
Chọn đáp án: B
Câu 12.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
- Đế quốc Pháp: vốn là kẻ thù của nhân dân Việt Nam từ trước, nhiệm vụ chống đế quốc Pháp vẫn luôn là nhiệm vụ xuyên suốt của Cách mạng Việt Nam.
- Phát xít Nhật: từ tháng 9-1940, Nhật tiến vào miền Bắc Việt Nam, Nhật cấu kết với Pháp để bóc lột nhân dân ta. => Từ thời điểm này không chỉ cống đế quốc mà nhân dân Việt Nam còn có nhiệm vụ đánh đổ thế lực phát xít Nhật, giành độc lập dân tộc.
Chọn đáp án: B
Câu 13.
Phương pháp: sgk trang117.
Cách giải:
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi trong cả nước trong vòng nửa tháng: từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945.
Chọn đáp án: C
Câu 14.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1925 có vai trò chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
1. Về chính trị, tư tưởng:
- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.
- Các hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên như: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước, xuất bản báo “Thanh niên”. Năm 1927 xuất bản sách “Đường cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. Về tổ chức:
- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.
- Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
=> Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Đây là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Chọn đáp án: D
Câu 15.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, do Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy chung, Hoàng Sâm làm đội trưởng, có 34 người.
Chọn đáp án: D
Câu 16.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
- Đáp án A: không thuộc nội dung ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản.
- Đáp án C đã bao gồm hai nội dung B và D: Sự ra đời của Đảng mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Thể hiện cho cho này có:
+ Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, đội ngũ đảng viên kiên trung, …
+ Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hoá của cách mạng Việt Nam.
Chọn đáp án: C
Câu 17.
Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.
Cách giải:
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản => Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn.
Chọn đáp án: A
Sai lầm và chú ý:
- Đáp án B: sự kiện giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.
- Đáp án C: sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng sau này.
- Đáp án D: đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản đầu tiên.
Câu 18.
Phương pháp: sgk trang 128, suy luận.
Cách giải:
Ngày 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp, theo đó Trung Hoa Dân quốc sẽ được Pháp nhượng cho một số quyền lợi còn Pháp được ra Bắc để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
=> Việt Nam đứng trước hai con đường:
- Một là, cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc.
- Hai là, nhân nhượng với Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
=> Ngày 3-3-1946, Đảng đã chọn giải pháp “hòa để tiến”. Chiều ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ.
=> Vì Pháp và Tưởng bắt tay cấu kết với nhau chống lại ta nên ta phải chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng với Pháp.
Chọn đáp án: C
Câu 19.
Phương pháp: sgk trang 123.
Cách giải:
Ngày 2-3-1946, Quốc hội nước ta họp phiên đầu tiên tại Hà Nội.
Chọn đáp án: A
Câu 20.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
=> Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Chọn đáp án: D
Câu 21.
Phương pháp: phân tích, nhận xét.
Cách giải:
- Sau khi chiếm được một số tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tìm cách đưa quân ra miền Bắc. Tuy nhiên, Pháp có thể sẽ đụng đầu với 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc và lực lượng cách mạng của ta. Vì lúc này Pháp đang sa lầy ở miền Nam và nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên nội bộ Pháp chia ra làm hai phái chủ chiến và chủ hòa. Trong đó, phái chủ hòa Pháp muốn thực hiện một giải pháp chính trị: điều đình với Tưởng để Pháp thay thế quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật.
- Vì lực lượng Pháp có hạn, Tưởng lại cần tập trung quân về nước để chống Đảng Cộng sản Trung Quốc nên hai thế lực này đã thỏa thuận với nhau: ngày 28/2/1946, bản Hiệp ước Hoa – Pháp ra đời. Theo đó, Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi (trả cho Tưởng một số tô giới, bán cho Tưởng đường sắt của Pháp ở Vân Nam…) để đổi lấy việc Pháp vào thay thế quân THDQ đóng quân ở miền Bắc Việt Nam.
=> Sự thỏa hiệp giữa bọn đế quốc đã xúc phạm nghiêm trọng tới chủ quyền của dân tộc ta, đặt nhân dân ta đứng trước thử thách rất nghiêm trọng:
+ Đánh Pháp ngay khi chúng đưa quân vào miền Bắc. Giải pháp này rất nguy hiểm vì như vậy kẻ thù sẽ liên minh với nhau đánh lại ta, trong khi lực lượng của ta còn cần được xây dựng và củng cố. Bọn tay sai cũng muốn kích động ta lao vào cuộc chiến đấu bất lợi này.
+ Tạm hòa hoãn với Pháp, cho phép chúng ra miền Bắc, để gạt bỏ quân THDQ và bè lũ tay sai, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến sau này. Giải pháp này cũng rất nguy hiểm, nhưng đỡ hơn giải pháp thứ nhất. Ngoài ra không còn con đường nào khác.
=> Vì vậy, ta thực hiện chiến lược “hòa để tiến”, chấp nhập giải pháp thứ hai và ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
Chọn đáp án: D
Câu 22.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Từ năm 1911 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam:
1. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản.
2. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
3. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
=> Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Chọn đáp án: B
Câu 23.
Phương pháp: sgk trang 86.
Cách giải:
Cuối tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, gồm 7 đảng viên.
Chọn đáp án: C
Câu 24.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Ngày 5-6-1911, tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời bến cảng Sài gòn đi Mácxây (Pháp).
Chọn đáp án: A
Câu 25.
Phương pháp: sgk trang 112.
Cách giải:
“Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
Chọn đáp án: D
Câu 26.
Phương pháp: sgk trang 125.
Cách giải:
Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, Được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn - mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nƣớc ta lần thứ hai.
Chọn đáp án: C
Câu 27.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nông dân vẫn là giai cấp chiếm số lượng đông đảo nhất của cách mạng. Xuất phát từ mâu thuẫn sâu sắc của giai cấp nông dân với đế quốc và tay sai nên nông dân vẫn là giai cấp đóng vai trò hăng hái nhất, lực lượng cách mạng to lớn nhất của cách mạng.
Chọn đáp án: B
Câu 28.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám/1945, nguyên nhân chủ quan là quan trọng dân đến thắng lợi, trong đó sự lãnh đọa tài tình của Đảng với đường lối lãnh đạo đúng đắn là quan trọng nhất.
- Từ năm 1930, khi Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đã lãnh đạo nhân dân tổ chức ba phong trào cách mạng: 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 là ba cuộc tập dượt cho cách mạng tháng Tám.
- Đảng cũng hoàn chinh đường lối đấu tranh, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Đảng lãnh đạo công tác chuẩn bị lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị và căn cứ địa cách mạng.
- Đảng lãnh đạo nhân dân chớp thời cơ để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước,
….
Chọn đáp án: B
B. TỰ LUẬN: (3.0 điểm)
Phương pháp: sgk 12 trang 69, 70, nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
1. Những biểu hiện và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (NB)
* Khái niệm:
Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
* Biểu hiện:
– Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.
– Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi của các công ti này tương đương 3/4 giá trị thương mại toàn cầu.
– Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti đa quốc gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Làn sóng sáp nhập này tăng lên nhanh chóng vào những năm cuối thế kỉ XX.
– Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF, Ngân hàng thế giới – WB, Tổ chức thương mại thế giới – WTO, Liên minh châu Âu – EU, Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ – NAFA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN…).
* Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa:
Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển. Toàn cầu hoá là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược.
– Về mặt tích cực, toàn cầu hoá thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế…
– Về mặt tiêu cực, toàn cầu hoá đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Toàn cầu hoá làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn (từ kinh tế, tài chính đến chính trị), hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm độc lập tự chủ của mỗi quốc gia…
=> Như vậy toàn cầu hoá là thời cơ lịch sử; vừa là cơ hội rất to lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của các nước, đồng thời cũng tạo ra thách thức là nếu bỏ lỡ thời cơ thì sẽ bị tụt hậu rất xa.
2. Suy nghĩ đối với ảnh hưởng tiêu cực của xu thế này (VD)
- Thách thức do toàn cầu hoá mang lại cho các nước, như đã nói ở trên, có nhiều loại trong đó thách thức chính trị là quan trọng nhất. Việc toàn cầu hoá đang và sẽ thách thức sự độc lập, tự chủ của các dân tộc và chủ quyền quốc gia là một hiện thực.
- Toàn cầu hoá đang đặt ra hàng loạt những thách thức hết sức khó khăn cho tất cả các nước. Đó chính là những vấn đề toàn cầu mà nhân loại đang và sẽ phải đối mặt.
- Có vượt qua được những thách thức đó, chúng ta mới có cơ hội phát triển nhanh hơn trong tương lai.
=> Vì vậy, "nắm bắt cơ hội: vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sông còn đối với Đảng và nhân dân ta”.
Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 12
Đề kiểm tra 15 phút
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 12