logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài 1,2 mục II trang 26 Vở bài tập Sinh học 9

Admin FQA

30/12/2022, 13:18

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Bài tập 1

Bài tập 1

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra …………… tế bào con đều mang bộ NST …………, …………, nghĩa là số lượng NST giảm đi ………… ở tế bào con so với tế bào mẹ.

Lời giải chi tiết:

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội, n NST, nghĩa là số lượng NST giảm đi một nửa ở tế bào con so với tế bào mẹ.

Bài tập 2

Bài tập 2

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là: sự tiếp hợp của các ………………… ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp …………… ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra …………………… đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST ……………… nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành …………… ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép ………………… thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.

Lời giải chi tiết:

Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là: sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n NST) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài 1,2 mục I trang 24,25 Vở bài tập Sinh học 9 Giải bài tập 1 trang 24, 25 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin SGK hãy điền nội dung phù hợp;
Bài 1 mục III trang 26 Vở bài tập Sinh học 9 Giải bài tập 1 trang 26 VBT Sinh học 9: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
Bài 2 mục III trang 27 Vở bài tập Sinh học 9 Giải bài tập 2 trang 27 VBT Sinh học 9: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST
Bài 3 mục III trang 27 Vở bài tập Sinh học 9 Giải bài tập 3 trang 27 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
Bài 4 mục III trang 27 Vở bài tập Sinh học 9 Giải bài tập 4 trang 27 VBT Sinh học 9: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved