Bài 31. Công nghệ tế bào
Bài 32. Công nghệ gen
Bài 33. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Bài 34. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
Bài 35. Ưu thế lai
Bài 36. Các phương pháp chọn lọc
Bài 37. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Bài 38. Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn
Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
Bài 40. Ôn tập phần di truyền và biến dị
Bài tập 1
Bài tập 1
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra …………… tế bào con đều mang bộ NST …………, …………, nghĩa là số lượng NST giảm đi ………… ở tế bào con so với tế bào mẹ.
Lời giải chi tiết:
Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội, n NST, nghĩa là số lượng NST giảm đi một nửa ở tế bào con so với tế bào mẹ.
Bài tập 2
Bài tập 2
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là: sự tiếp hợp của các ………………… ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp …………… ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra …………………… đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST ……………… nhưng khác nhau về nguồn gốc.
Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành …………… ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép ………………… thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.
Lời giải chi tiết:
Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là: sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n NST) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.
Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.
Bài 2. Dân số và gia tăng dân số
Đề thi vào 10 môn Toán Tiền Giang
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Đề thi học kì 1 - Sinh 9
Đề thi vào 10 môn Toán Tuyên Quang