logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Giải bài tập 1 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 14 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

Admin FQA

21/09/2023, 08:37

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 74 – 75) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh, điều kiện ra đời của văn bản được nêu trong SGK cần được đặc biệt chú ý? Tại sao bạn lại xác định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.74-75.

Lời giải chi tiết:

Thông tin về bối cảnh, điều kiện ra đời cần chú ý:

- Năm 1484, Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba để khắc lên bia đặt ở Quốc Tử Giám. 

- Truyền thống dựng bia ghi danh tiến sĩ được khởi đầu từ năm 1484 sau sự kiện này.

- Bài kí của Thân Nhân Trung được khắc trên bia ghi tên các tiến sĩ đỗ năm 1442 (niên hiệu Đại Bảo thứ ba), điều đó có nghĩa là bia được dựng sau kì thi năm 1442 đến 42 năm.

→ Những thông tin trên rất quan trọng vì nó chứng tỏ đất nước và triều Hậu Lê đang bước vào thời kì phát triển mới, mọi việc đang được xếp đặt lại theo quy củ. Cũng nhờ những thông tin này, người đọc hiểu được tư cách của tác giả là người truyền đạt “thánh ý”, thể hiện tư tưởng về văn hoá – giáo dục do vị vua anh minh Lê Thánh Tông đề xướng.

Câu 2

Dựa vào văn bản, hãy liệt kê theo mức độ tăng tiến những việc làm chứng tỏ các “đấng thánh đế minh vương” đã “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.74-75.

Lời giải chi tiết:

Văn bản đã điểm lại những việc làm chứng tỏ các “đấng thánh đế minh vương" đã “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”:

- Tôn trọng danh tiếng của người thi đỗ (“yêu mến cho khoa danh").

- Phong chức tước và cấp bậc cho người thi đỗ (đề cao bằng tước trật”).

- Ghi tên người đỗ đạt nơi trang trọng, ban danh hiệu tiến sĩ, mở tiệc khoản đãi ("nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ”).

- Dựng bia đá ghi tên người đỗ tiến sĩ ở nhà Thái học của Trường Quốc Tử Giám (“dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan”).

Qua những gì đã liệt kê ở trên, có thể thấy sự đãi ngộ của triều đình đối với kẻ sĩ tăng tiến theo thời gian.

Câu 3

Tác giả đã nói như thế nào về tác dụng của việc dựng bia vinh danh những người đỗ đại khoa?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.74-75.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của việc dựng bia vinh danh những người đỗ đại khoa đã được tác giả nêu rất rõ:

- Khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua.

- Cảnh báo xu hướng thoái hoá trong lớp người đỗ đạt vốn được triều đình tin dùng (nhờ được ghi tên trên bia mà lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn).

- Góp phần làm chấn hưng đất nước (“củng cố mệnh mạch cho nhà nước”).

Câu 4

Khi soạn bài văn bia, tác giả Thân Nhân Trung nhằm đến đối tượng tiếp nhận chính nào? Hãy nêu những căn cứ mà bạn dựa vào đó để giải đáp vấn đề này.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.74-75.

Lời giải chi tiết:

Các đối tượng tiếp nhận chính mà tác giả Thân Nhân Trung nhắm đến khi soạn bài văn bia:

- Vua Lê Thánh Tông – người đã ban lệnh cho tác giả viết bài kí đề danh (văn bia).

- Những người đỗ đại khoa qua các kì thi, được ghi danh trên bia đá ở Quốc Tử Giám.

- Tất cả kẻ sĩ và những “ai xem bia, nghĩa là những người có mối quan tâm đến chủ trương phát triển văn hoá - giáo dục của triều đình, đến con đường phát triển của đất nước và nuôi hoài bão phò vua giúp nước.

Để xác định đối tượng chính được tác giả Thân Nhân Trung nghĩ đến đầu tiên, có thể dùng phép suy luận, nhưng suy luận đó phải có căn cứ trong văn bản. Khi bài kí để danh được viết theo uỷ thác thì trước hết tác giả phải nghĩ tới người uỷ thác (ở đây là vua Lê Thánh Tông). Chính câu đầu trong văn bản cho biết điều đó. Tiếp theo, một khi nội dung bài kí mang tính chất rắn bảo, thì kẻ được rắn bảo phải hiện diện trong đầu của người viết, đó là những người đỗ tiến sĩ qua các kì thi được nhà nước tổ chức định kì. Nhiều câu trong văn bản, nhất là những câu có hình thức nghi vấn đều thể hiện điều này. Câu cuối cùng của văn bản thì nói thẳng về đối tượng “xem bia" ("Ai xem bia nên hiểu ý sâu này.”).

Câu 5

Liệt kê các từ ngữ chỉ vua chúa và nhận xét về quy ước xưng hô được thể hiện trong văn bản (Lưu ý: bản dịch đã dùng lại đúng các từ ngữ chỉ vua chúa trong nguyên tác).

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.74-75.

- Chú ý các từ ngữ quy ước xưng hô được thể hiện trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Các từ ngữ chỉ vua chúa được sử dụng trong văn bản: "đấng thánh đế minh vương" "thánh minh”, “thánh thần”.

Các từ ngữ được liệt kê ở trên không nằm trong lời đối thoại trực tiếp với vua mà là từ ngữ dùng để nói về vua với tư cách là đối tượng thứ ba. Tất cả đều toát lên sự tôn kính hết mức, xem vua chúa như đấng siêu phàm, luôn là người anh minh, thấu tỏ mọi điều. Rõ ràng, cách xưng hô này thể hiện uy quyền tuyệt đối của vua chúa trong xã hội phong kiến – một điều được mặc nhiên xem là chân lí, được củng cố bởi học thuyết Nho giáo và toàn bộ các thiết chế xã hội được xây dựng trên nền tảng học thuyết này

Câu 6

Chỉ ra nét khác biệt về nghĩa giữa ba câu sau:

- Hiền tài là báu vật của quốc gia.

- Hiền tài là vốn quý của quốc gia. 

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Theo bạn, từng câu văn trên được dùng trong những ngữ cảnh nào thì phù hợp?

Phương pháp giải:

- Phân tích nghĩa để hiểu nội dung và chỉ ra điểm khác biệt giữa các câu.

- Vận dụng kiến thức của bản thân để xác định ngữ cảnh phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Ba câu đã nêu tuy có nội dung gần gũi nhưng vẫn toát lên những sắc thái nghĩa khác nhau:

- Câu “Hiền tài là báu vật của quốc gia”.  So sánh hiền tài với vật thể quý, gợi lên ứng xử cần có là phải nâng niu, gìn giữ, không thể để mất.

- Câu “Hiền tài là vốn quý của quốc gia”.  Xác định hiền tài như một giá trị tinh thần đặc biệt của đất nước, cần trân trọng và biết cách khai thác, phát huy đúng hướng.

- Câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.  Thể hiện một nhận thức có tầm triết học, xem xét vấn đề hiền tài trong mối quan hệ với sự thịnh suy của vận nước, nhìn hiền tài như là yếu tố trung tâm trong cấu trúc xã hội, phải được quan tâm thường xuyên mỗi khi xây dựng các quyết sách của quốc gia.


 
Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 15 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức Làm rõ mạch triển khai nội dung đoạn văn bằng một sơ đồ đơn giản.
Giải bài tập 6 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 15 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức Xác định ý tưởng chính mà tác giả muốn trình bày qua văn bản.
Giải bài tập 7 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 16 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Vì sao bạn xác định như vậy?
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved