Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 82 – 84) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Nhan đề của văn bản đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào trải nghiệm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Bạn hãy nêu những suy nghĩ có thật của mình khi lần đầu tiếp xúc với nhan đề văn bản. Suy nghĩ đó có thể là những câu hỏi hoặc bắt đầu từ những câu hỏi:
- Từ “chữ” ở đây được dùng với nghĩa nào? (Chữ cái? Chữ viết? Từ, tiếng? Nghệ thuật sử dụng ngôn từ? Tác phẩm?...).
- Thế nào là “bầu lên”? Phải chăng “bầu lên” là tôn vinh hay khẳng định giá trị?
- Nhà thơ xác định vị trí của mình trong đời sống văn học bằng nhiều phẩm chất
và thành quả khác nhau, tại sao ở đây chỉ nhấn mạnh vào yếu tố “chữ”?
- Luận để thể hiện qua nhan để đã từng được bàn tới chưa? Ai bàn? Ở đâu? Khi nào?
Câu 2
Bạn thích nhất ý kiến nào được nêu trong văn bản? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 82 – 84).
Lời giải chi tiết:
Văn bản tuy ngắn nhưng nêu được nhiều ý kiến rất thú vị của chính tác giả hay của người khác về thơ và về nhà thơ. Có thể chọn một ý kiến bất kì khiến bạn thích thú và cần nêu được lí do khiến bạn có cảm giác như vậy, chẳng hạn:
- Hình thức diễn đạt độc đáo, gây ấn tượng ngay tức khắc.
- Nội dung ý kiến mang đậm tính đối thoại, buộc phải chú ý.
- Ý kiến có tính chất khác thường, khiến ta phải nghĩ lại, nghĩ mới về một đối tượng ngỡ đã quá quen thuộc, không còn gì phải nói nữa.
Câu 3
Các luận điểm chính trong văn bản được xây dựng dựa trên cảm hứng đối thoại với những quan điểm và ý kiến khác về thơ, nhà thơ, lao động thơ, chữ trong thơ. Hãy phân tích một ví dụ lấy từ văn bản để làm sáng tỏ điều này.
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 82 – 84).
- Vận dụng kiến thức bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hầu hết các luận điểm chính trong văn bản được xây dựng dựa trên cảm hứng đối thoại với những quan điểm và ý kiến khác về thơ, nhà thơ, lao động thơ, chữ trong thơ. Bạn có thể chọn một trong các luận điểm đó để phân tích. Trong khi phân tích, phải chỉ ra được thực chất của vấn đề được tác giả đưa ra để xem xét lại và lí do của việc xem xét đó.
- Ví dụ với luận điểm: “Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần, cần phải nói được các ý:
+ Quan niệm “những câu thơ hay đều kì ngộ” xuất hiện từ xưa và được nhiều người tán đồng, nhấn mạnh cách sáng tác trông cậy chủ yếu vào yếu tố ngẫu hứng, bột phát, đôi khi may mắn và nhà thơ lúc này như nhận được sự trợ giúp của thần linh.
+ Tác giả không bác bỏ yếu tố “kì ngộ” (cuộc gặp gỡ lạ lùng gây cảm xúc hân hoan) nhưng ông cho rằng không nên nghĩ một cách hời hợt về những cái thường được nói tới khi tán đồng quan niệm này như “thần hứng”, “thần trợ”. Từ kinh nghiệm của bản thân và kinh nghiệm của nhiều nhà thơ khác mà tác giả quan sát được, ông cho rằng cuộc “kì ngộ” ấy chỉ đến một cách có điều kiện, khi nhà thơ đã trải qua nhiều trăn trở, vật vã, tìm cách làm nổi bật được điều thường xuyên ám ảnh mình. Như vậy, không thể sáng tác thơ theo kiểu cầu may, chỉ ngồi chờ thành quả mà không phải “kiên trì” “đa mang” “đắm đuối” gì cả.
Câu 4
Quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” đã được tác giả triển khai như thế nào ở đoạn cuối phần 2?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 82 – 84).
- Chú ý cách triển khai quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Ở đoạn cuối phần 2, tác giả đã triển khai quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” theo cách:
- Dẫn ý kiến của các nhà thơ, nhà văn lớn trên thế giới (Ét-mông Gia-bét – Edmond Jabès, Gít-đơ – Gide, Pét-xoa – Pessoa), xem như đó là sự hậu thuẫn tích cực cho cách lí giải vấn đề của mình.
- Diễn giải ý kiến của Ét-mông Gia-bét theo hướng bám sát ý tưởng đã được đề cập từ nhan đề và phần đầu văn bản. Nếu trong phát biểu của mình, Ét-mông Gia-bét gần như chỉ nói đến vai trò của sáng tạo ngôn từ trong việc xác định danh vị đích thực của nhà thơ, thì Lê Đạt lại phát triển thêm, cho rằng mỗi lần sáng tạo tác phẩm mới lại một lần nhà thơ phải vật lộn với chữ. Rõ ràng, “nhà thơ” không phải là danh vị được tạo một lần cho mãi mãi. Nó có thể bị tước đoạt nếu nhà thơ không chịu khổ công lao động với ngôn từ mỗi khi viết một bài thơ mới.
Câu 5
Văn bản chủ yếu được viết bằng những câu văn ngắn và xuống hàng liên tục. Mặc dù vậy, người đọc vẫn cảm nhận được một mạch văn, mạch ý thông suốt. Theo bạn, điều gì đã khiến văn bản tạo được ấn tượng ấy?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 82 – 84).
- Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Văn bản chủ yếu được viết bằng những câu văn ngắn và xuống hàng liên tục. Mặc dù vậy, người đọc vẫn cảm nhận được một mạch văn, mạch ý thông suốt.
Có thể chỉ ra một số lí do khiến văn bản tạo được ấn tượng này:
- Tất cả những điều được viết ra đều cho thấy đó là kết quả của một quá trình nghiền ngẫm lâu dài, có tính hệ thống về thơ với toàn bộ các vấn đề, khía cạnh liên quan.
– Trữ lượng thông tin trong từng câu văn khá dồi dào vì tác giả chọn cách viết nén chặt, cô đúc, gợi nhiều liên tưởng, so sánh. Người biết phát triển các thông tin trong ấy sẽ nhận ra ngay mạch kết nối giữa các câu, các ý bề ngoài tưởng chừng rời rạc.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10
Chương II. Động học
Chương 6. Tốc độ phản ứng
Thiết kế và công nghệ
Chương 5. Vi sinh vật và ứng dụng
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10