logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Lý thuyết Lực hấp dẫn KHTN 6 Cánh diều

Admin FQA

28/09/2023, 18:05

LỰC HẤP DẪN

I. Lực hấp dẫn

- Không chỉ Trái Đất hút các vật mà mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Lực hút này được gọi chung là lực hấp dẫn.

- Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. Cùng một vật đặt trên các thiên thể khác nhau sẽ chịu lực hấp dẫn khác nhau.

Vị trí đặt vật

Khối lượng vật

Trọng lượng vật

Trái Đất

1 kg

9,8 N

Mặt Trăng

1 kg

1,7 N

Hỏa tinh

1 kg

3,6 N

II. Khối lượng và trọng lượng

1. Khối lượng

- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.

- Ví dụ: Trên hộp sữa có ghi “Khối lượng tịnh 500g” là chỉ lượng sữa chứa trong hộp.

2. Trọng lượng

- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N), kí hiệu là P.

 Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N

Trọng lượng của quả cân 1 kg là 10 N.

- Trọng lượng của một vật trên Trái Đất là: P = 10m với m là khối lượng của vật, đơn vị là kg.

*Mở rộng:

- Vùng không gian trong đó các vật chịu tác dụng của lực gọi là trường lực. Trường hấp dẫn là trường lực bao quanh mỗi vật. Cường độ trường hấp dẫn = trọng lượng/khối lượng

- Cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Hỏa tinh nhỏ hơn 3 lần so với cường độ trường hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất.

- Khối lượng của vật không đổi cho dù ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ nhưng trọng lượng thì thay đổi theo lực hấp dẫn tác dụng vào nó.

III. Đặc điểm biến dạng của lò xo

- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó:

\(\Delta l = l - {l_0}\)

- Độ biến dạng của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo:

\(\dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)

 

- Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, ta thấy lò xo tác dụng lên tay ta một lực. Lực này gọi là lực đàn hồi của lò xo. Lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

- Mỗi lò xo đều có một giới hạn đàn hồi nhất định. Vượt quá giá trị giới hạn này lò xo sẽ không thể trở về hình dạng ban đầu nữa (lò xo bị hỏng).

Sơ đồ tư duy về lực hấp dẫn - KHTN 6 - Cánh diều

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trả lời Câu hỏi 1 mục II trang 149 SGK KHTN 6 Cánh diều Trên hộp bánh có ghi: “Khối lượng tịnh 502 g”. Có phải số đó chỉ lượng bánh trong hộp?
Trả lời Luyện tập mục II trang 149 SGK KHTN 6 Cánh diều Hãy tìm từ và số cho trong khung thích hợp với chỗ có dấu (?) trong các câu sau: Mọi vật đều có (?) Khối lượng của bánh chứa trong hộp là (?) Khối lượng của một vật chỉ (?) chất chứa trong vật.
Trả lời Vận dụng 2 mục II trang 150 SGK KHTN 6 Cánh diều Trước một chiếc cầu có biển báo như hình 29.2. Theo em, nếu không làm đúng như biển báo thì gây hại cho cầu như thế nào?
Trả lời Câu hỏi 1 mục III trang 151 SGK KHTN 6 Cánh diều Dựa vào kết quả thí nghiệm của mình, em hãy cho biết: Khi tăng khối lượng treo vào đầu dưới lò xo thì độ giãn của lò xo thay đổi thế nào?
Trả lời Vận dụng mục III trang 152 SGK KHTN 6 Cánh diều Em hãy thực hiện một thí nghiệm để chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo vào nó.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved