LỰC HẤP DẪN
- Không chỉ Trái Đất hút các vật mà mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Lực hút này được gọi chung là lực hấp dẫn.
- Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. Cùng một vật đặt trên các thiên thể khác nhau sẽ chịu lực hấp dẫn khác nhau.
Vị trí đặt vật | Khối lượng vật | Trọng lượng vật |
Trái Đất | 1 kg | 9,8 N |
Mặt Trăng | 1 kg | 1,7 N |
Hỏa tinh | 1 kg | 3,6 N |
1. Khối lượng
- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.
- Ví dụ: Trên hộp sữa có ghi “Khối lượng tịnh 500g” là chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
2. Trọng lượng
- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
- Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N), kí hiệu là P.
Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N
Trọng lượng của quả cân 1 kg là 10 N.
- Trọng lượng của một vật trên Trái Đất là: P = 10m với m là khối lượng của vật, đơn vị là kg.
*Mở rộng:
- Vùng không gian trong đó các vật chịu tác dụng của lực gọi là trường lực. Trường hấp dẫn là trường lực bao quanh mỗi vật. Cường độ trường hấp dẫn = trọng lượng/khối lượng
- Cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Hỏa tinh nhỏ hơn 3 lần so với cường độ trường hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất.
- Khối lượng của vật không đổi cho dù ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ nhưng trọng lượng thì thay đổi theo lực hấp dẫn tác dụng vào nó.
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó:
\(\Delta l = l - {l_0}\)
- Độ biến dạng của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo:
\(\dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)
- Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, ta thấy lò xo tác dụng lên tay ta một lực. Lực này gọi là lực đàn hồi của lò xo. Lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
- Mỗi lò xo đều có một giới hạn đàn hồi nhất định. Vượt quá giá trị giới hạn này lò xo sẽ không thể trở về hình dạng ban đầu nữa (lò xo bị hỏng).
Sơ đồ tư duy về lực hấp dẫn - KHTN 6 - Cánh diều
Chủ đề 8. CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI
Chủ đề 6.XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN MINH, THÂN THIỆN
Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHÉP ĐO
SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CÁNH DIỀU CHI TIẾT
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6