logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Nắng mới

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Tác giả

Tác giả

Tác giả Lưu Trọng Lư

1. Tiểu sử

- Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ 3 tại Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.

- Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ mới.

- Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.

- Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

- Sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

2. Sự nghiệp sáng tác

- Thơ

+ Tiếng thu (1939)

+ Tỏa sáng đôi bờ (1959)

+ Người con gái sông Gianh (1966)

.......

- Sân khấu

+ Nữ diễn viên miền Nam (cải lương)

+ Cây thanh trà (cải lương)

+ Xuân Vỹ Dạ (kịch nói)

......

- Văn xuôi

+ Người sơn nhân (tập truyện ngắn, 1933)

+ Những nét đan thanh (truyện ngắn, 1934)

+ Huyền Không động (truyện ngắn, 1935)

........

 

Tác phẩm

Tác phẩm

Nắng mới

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: thơ thất ngôn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ tập thơ “Tiếng thu”

3. Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp biểu cảm

4. Bố cục:

- Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên “nắng mới”

- Khổ 2+3: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình

5. Giá trị nội dung:

- Kí ức về mẹ gắn liền với sự biết ơn, tình yêu tha thiết

6. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn

- Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Bức tranh thiên nhiên “nắng mới”

- Trong tiếng gà trưa xao xác, kỷ niệm chợt ùa về, đong đầy trong nỗi nhớ
- Từ “nắng mới” trong tựa lại để một lần nữa được chọn đế mở đầu bài thơ như một sợi dây liên khúc, một nhịp cầu nối về quá khứ xa xưa.

→ Dưới con mắt duyên của Lưu Trọng Lư, nắng chỉ là một ảnh hình quen thuộc, soi rọi vào tiềm thức nhà thơ, gọi về những kỷ niệm xa xưa của một thời tươi đẹp. Cộng hưởng với màu sắc mới ấy còn có một âm thanh, cũng quen thuộc và buồn không kém là tiếng gà trưa xao xác não nùng.

- Hai từ láy gợi âm nhiều hơn gợi tả “xao xác”, “não nùng”.

Lời thơ viết giản dị, tự nhiên, không một chút cầu kỳ, gọt

→ Kỷ niệm ùa về, lung linh trong màu nắng mới, đánh thức dậy trong tâm hồn nhà thơ cả một thời dĩ vãng tưởng đã nhạt nhòa.
- “Những ngày không” phải chăng là những ngày ấu thơ, khi tác giả còn nhỏ, lòng chưa vướng bận điều gì. “Những ngày không” ấy đã in dấu một kỷ niệm hay hình ảnh một người nào?

2. Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình
- Mạch thơ liên tục, trải dài sang khổ hai để chuyển hoàn toàn về quá khứ.

+ Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí.

→ Qua cách nói dường như đang cố nén niềm thương nhớ chỉ chực dâng trào, ta chợt hiểu ra và đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn của tác giả: người mẹ ấy không còn nữa.

+ Từ “nắng mới” là cái nắng mỗi độ xuân về, khi mẹ tác giả thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt.

+ Cũng là “nắng mới” nhưng cái nắng của quá khứ không “hắt bên song” buồn bã mà tràn đầy sức sống, niềm vui “reo ngoài nội” vì đó là nắng của những ngày còn mẹ.

+ Từ “reo” như một nốt nhạc lảnh lót, tươi vui khiến câu thơ chợt bùng lên sức sống.

→ Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu nhưng đã gây một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhát mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí.

- Mạch thơ lại quay về hiện tại, nhà thơ sực tỉnh nhưng vẫn chưa hết thổn thức, bồi hồi.

+ Hình ảnh người mẹ vẫn còn đó, nơi đồng nội, giậu phơi, nơi hiên nhà, song cửa... →Dường như đâu đâu cũng in bóng dáng mẹ, vương hơi ấm của mẹ.
- Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh”, như một nốt lặng cuối bản nhạc để dư ba, dư vị của ý thơ còn lan tỏa mãi trong lòng người đọc.

Hình ảnh “tay áo” đã đẩy “nét cười” ra phía sau, tạo nên độ sâu cho bức tranh, đồng thời tăng thêm sức duyên dáng, gợi cảm cho “nét cười”.

→ Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”, trong những giây phút xuất thần của họa sĩ - thi sĩ Lưư Trọng Lư, nó đã để lại một ấn tượng đẹp và sâu sắc.

→Đây có lẽ là hình ảnh của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lắng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời. 

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved