Admin FQA
17/09/2023, 21:40
Đề bài
Phân tích bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
Lời giải chi tiết
Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu; ngồi ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông) anh viết bài thơ Tây Tiến. Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng.
Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu và phóng đại, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và tuyệt mĩ.
Thiên nhiên miền Tây, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cô gái, những con người miền Tây càng tô đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng. Chất lãng mạn được thể hiện chủ yếu cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng chung của cộng đồng, của toàn dân tộc. Tây Tiến không hề che giấu cái bi. Nhưng bi mà không bi lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng.
Chất lãng mạn hoà hợp với chất bi tráng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Ngay từ khi ra đời, Tây Tiến đã được lưu truyền rộng rãi trong bộ đội và những người yêu thơ. Nhưng sau đó, do quan niệm có phần đơn giản và ấu trĩ nên bài thơ này bị coi là mộng rớt, có những rơi rớt của tư tưởng lãng mạn anh hùng kiểu cũ. Vì vậy, trong một thời gian khá dài, Tây Tiến ít được nhắc đến. Mãi tới thời kì Đổi mới, trong xu hướng nhìn nhận lại các giá trị văn học, bài thơ Tây Tiến mới được khôi phục lại vị trí của nó trong lịch sử văn học.
Bài thơ gồm bốn đoạn thơ. Mạch liên kết giữa các đoạn của bài thơ là mạch cảm xúc. tâm trạng của nhà thơ. Bài thơ được viết trong một nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng về Tây Tiến; những kí ức, những kí niệm được tái hiện lại một cách tự nhiên, kí ức này gọi kí ức khác, kỉ niệm này khơi dậy kỉ niệm khác như những đợt sóng nối tiếp nhau. Ngòi bút tinh tế và tài hoa của Quang Dũng đã làm cho những kí ức ấy trở nên sổng động và người đọc có cảm tưởng đang sống cùng với nhà thơ trong những hồi tưởng ấy.
Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thới gian:
Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi. Hai chữ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ; khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày,… liên tiếp xuất hiện những câu thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm .
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khổ thơ này là một bằng chứng trong thơ có hoạ (thi trung hữu hoạ). Chỉ bằng bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây – địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến. Hai câu thơ đầu, những từ đầy giá trị tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời đã điền tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây. Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có chất tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. Câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Đọc câu thứ tư, có thể hình dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa qua một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
Bốn câu thơ này phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt. Sau ba câu thơ được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư được vẽ bằng một nét rất mềm mại (câu thứ tư toàn thành bằng). Quy luật này cũng giống như cách sử dụng những gam màu trong hội hoạ: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu lạnh làm dịu lại như xoa mát cả khổ thơ.
Sự trùng điệp của núi đèo miền Tây trong bài thơ Tây Tiến làm gợi nhớ đến mấy câu thơ trong Chinh phụ ngâm: “Hình khe thế núi gần xa, – Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”. Còn sự hoang vu và hiểm trở của nó lại gợi nhớ tới câu thơ trong bài Thục đạo nan câu Lí Bạch: “Đường xứ Thục khó đi, khó hơn cả lên trời xanh” (Thục đạo chi nan, nan ư thưởng thành thiên!).
Cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng miền Tây được nhà thơ tiếp tục khai thác. Nó không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối đe doạ khủng khiếp đối với con người:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ và hiểm trở, qua ngòi bút Quang Dũng, hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ,… Những tên đất lạ (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch), những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, những câu thơ nhiều vần trắc đọc lên nghe vất vả, nhọc nhằn được xoa dịu bằng những câu có nhiều vần bằng ớ cuối mỗi khổ thơ, đã phối hợp với nhau thật ăn ý, làm hiện hình nên thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng miễn tây Tổ quốc.
Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ:
Nhớ ôi Tây Tiến thơ lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm đừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói còn nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên gương mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lên. Hai câu thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc buồi sang đoạn thơ thứ hai.
Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của miền Tây. Cảnh núi rừng hoang vu hiểm trở, dữ dội lùi dần rồi khuất hẳn để bất ngờ hiện ra vẻ mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng của miền Tây. Những nét vẽ bạo, khỏe, gân guốc ở đoạn thơ đầu, đến đoạn thơ này được thay bằng những nét mềm mại, uyển chuyển, tinh tế. Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng cũng được bộc lộ rõ nhất trong đoạn thơ này.
Hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của con người và cảnh vật nơi xứ lạ, phương xa. Cảnh ấy, người ấy được hiện lên trong một khoảng thời gian làm nổi lên rõ nhất vẻ lung linh, huyền ảo của nó: cảnh một đêm liên hoan lửa đuốc bập bùng và cảnh một buổi chiều sương phủ trên sông nước mênh mang.
Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa.
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Cả doanh trại “bừng sáng”, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt đầu. Trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, cả cảnh vật, cả con người đều như ngả nghiêng, bốc men say, ngất ngây, rạo rực. Hai chữ “kìa em” thể hiện một cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên,vừa mê say, vui sướng. Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm văn nghệ là những cô gái nơi núi rừng miền Tây bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy (“xiêm áo tự bao giờ”), vừa e thẹn, vừa tình tứ (“nàng e ấp”) trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ (“man điệu”) đã thu hút cả hồn vía những chàng trai Tây Tiến.
Nếu cảnh một đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí mê say, ngây ngất, thì cảnh sông nước miền Tây lại gợi lên được cảm giác mênh mang, mờ ảo:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Không gian dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương. Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. Trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, nổi bật lên dáng hình mềm mại, uyển chuyển của một cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc. Và như hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ.
Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi cảnh vật thiên nhiên xứ sở qua ngòi bút của ông như có hồn phảng phất trong gió, trong cây (“có thấy hồn lau nẻo bến bờ”). Ông không chỉ làm hiển hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật.
Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cải đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc (4). Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên tự tân hồn ngây ngất, say mê của những người lính Tây Tiến. Hơn ở đâu hết, trong đoạn thơ này, chất thơ và chất nhạc hoà quyện với nhau đến mức khó mà tách biệt. Với ý nghĩa đó, Xuân Diệu có lí khi cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng.
Trên cái nên hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng (ở đoạn một) và duyên dáng, thơ mộng, mĩ lệ của miền Tây (ở đoạn hai), đến đoạn thơ thứ ba, hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến xuất hiện vời một vẽ đẹp đầy chất bi tráng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xành màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Quang Dũng đã chọn lọc, đã tinh lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể khái quát được gương mặt chung của cả đoàn quân. Cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu của bức tượng đài, chúng hoà quyện, xâm nhập vào nhau, nương tựa, nâng đỡ nhau tạo nên vẻ đẹp bí tráng – thần thái chung của cả bức tượng đài.
Thơ ca thời kì kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài Đồng chí đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”.
Còn Tố Hữu, khi vẽ chân dung anh vệ quốc quân trong bài Cá nước với những hình ảnh thật cụ thể: “Giọt giọt mồ hôi rơi, – Trên má anh vàng nghệ” cũng không quên ảnh hưởng của thứ bệnh quái ác đó. Quang Dũng trong Tây Tiến không hề che giấu những gian khổ, khó khăn, những căn bệnh hiểm nghèo và sự hi sinh lớn lao cửa người lính. Chỉ có điều, tất cả những cái đó, qua ngòi bút của ông, không được miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn. Những cái đầu không mọc tóc của những người lính Tây Tiến đâu phải là hình ảnh ly kì, giật gân, sản phẩm của trí tưởng tượng xa rời thực tế của nhà thơ mà chứa dựng một sự thực nghiệt ngã. Những người lính Tây Tiến, người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh nhau giáp lá cả với địch, người thì bị sốt rét đến rụng tóc, trọc đầu. Cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính, qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên về oai phong, dữ dằn của những còn hổ nơi rừng thiêng. Sự oai phong lẫn liệt ấy còn được thể hiện qua ánh mắt giận dữ (mắt trừng gửi mộng) của họ. Những người lính Tây Tiến, qua ngòi bút của Quang Dũng, không phải là những người khổng lồ không tim. Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương (“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”). Như vậy, trong khổ thơ này, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc hoạ dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.
Ngòi bút của Quang Dũng khi dựng lên hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi luỵ. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của hình tượng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi, một mặt, đã được giảm nhẹ đi nhiều nhờ những từ Hán Việt cổ kính; trang trọng: “Rải rác bên cương mồ viễn xứ”; mặt khác, chính cái bi thương ấy cũng lại bị mờ đi trước lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những người lính Tây Tiến (“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”). Họ có vẻ tiều tuỵ, tàn tạ trong hình hài nhưng lại chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa, coi cái chết nhẹ như lông hồng. Sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu để che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng, lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng (5). Cái bi thương ấy vợi đi nhờ cách nói giảm (anh về đất), và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành .
Trong âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên ấy, cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.
Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ thứ ba này trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.
Bài thơ khép lại bằng bốn câu thơ, một lần nữa, tô đậm thêm không khí chung của một thời Tây Tiến, tinh thần chung của những người lính Tây Tiến. Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn, nhưng linh hồn của đoạn thơ thì vẫn toát lên vẻ hào hùng:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thắm một chia phôi.
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Cái tinh thần “một đi không trở lại” (nhất khứ bất phục hoàn) thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của cả, đoàn quân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt vời những ngày, những nơi mà Tây Tiến đã đi qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã thành thời điểm một đi không trở lại. Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ lặp lại cái thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng đến nhường ấy trong một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved