Admin FQA
04/08/2023, 11:50
Địa hình đồng bằng của Việt Nam
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin mục b và quan sát các hình 2.1 (trang 98), 2.7, 2.8, hãy:
- Xác định vị trí và phạm vi các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.103, 104), nghiên cứu chú giải hình 2.1, 2.7, 2,8.
3. Lời giải chi tiết
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Phạm vi: diện tích khoảng 15.000 km2
+ Vị trí tiếp giáp:
• Phía Bắc, Đông Bắc: giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
• Phía Tây: giáp Tây Bắc.
• Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
• Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Phạm vi: diện tích trên 40.000 km2
+ Vị trí tiếp giáp:
• Phía Đông Bắc: giáp Đông Nam Bộ.
• Phía Bắc: giáp Cam-pu-chia.
• Phía Đông Nam giáp Biển Đông.
• Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.
- Các đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Phạm vi: tổng diện tích khoảng 15.000 km2
+ Vị trí: nằm ở ven biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận. Gồm nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp..
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin mục b và quan sát các hình 2.1 (trang 98), 2.7, 2.8, hãy:
- Trình bày đặc điểm địa hình của một trong các khu vực đồng bằng ở nước ta.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.103, 104), nghiên cứu chú giải hình 2.1, 2.7, 2,8.
3. Lời giải chi tiết
Gợi ý: Trình bày đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Cửu Long.
(*) Trình bày:
- Được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công.
- Phần thượng châu thổ tương đối bằng phẳng với nhiều gờ đất cao (giồng đất), phần hạ châu thổ cao trung bình từ 2 - 3 m so với mực nước biển.
- Trên mặt đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.
- Đồng bằng có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc có tác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved