Địa hình đồi núi của Việt Nam
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin mục a và quan sát các hình 2.4, 2.6, hãy:
- Xác định phạm vi của các vùng đồi núi ở nước ta trên bản đồ.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.100 - 102), nghiên cứu chú giải hình 2.4, 2.6.
3. Lời giải chi tiết
Phạm vi của các vùng đồi núi ở nước ta trên bản đồ:
- Vùng núi Đông Bắc: nằm ở phía bờ trái của sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đối núi ven biển Quảng Ninh.
- Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin mục a và quan sát các hình 2.4, 2.6, hãy:
- Trình bày đặc điểm địa hình của các khu vực đồi núi ở nước ta.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.100 - 102), nghiên cứu chú giải hình 2.4, 2.6.
3. Lời giải chi tiết
- Vùng núi Đông Bắc:
+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1000 m.
+ Đặc trưng là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.
+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp: vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.
- Vùng núi Tây Bắc:
+ Có địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1000 - 2000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m.
+ Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
+ Địa hình bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...
- Vùng Trường Sơn Bắc:
+ Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1000 m, một số ít đỉnh cao trên 2000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).
+ Chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có một số nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Vùng Trường Sơn Nam.
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.
+ Hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.
+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2000 m: Ngọc Linh (2598 m), Chư Yang Sin (2405 m), Lang Biang (2167 m),...
+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Hóa học 8
Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Unit 2. Disasters & Accidents
Unit 1: Which One Is Justin?
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 8
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử và Địa lí 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 8