Admin FQA
02/08/2023, 10:21
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào nội dung mục 3, hãy trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.58 - 60).
3. Lời giải chi tiết
Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á:
- Thương mại: có vai trò điều tiết, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.
+ Nội thương:
• Phát triển nhanh, thể hiện ở trị giá và khối lượng hàng hóa, dịch vụ trao đổi trên thị trường ngày càng lớn.
• Hình thành các hình thức mới: siêu thị, trung tâm thương mại, thương mại điện tử phát triển nhanh.
• Các nước có ngành nội thương phát triển: Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
+ Ngoại thương:
• Đóng vai trò then chốt đối với tất cả các quốc gia trong khu vực.
• Các đối tác thương mại lớn nhất của khu vực: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
• Hầu hết các quốc gia có trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu (xuất siêu).
• Các nước có hoạt động ngoại thương phát triển: Xin-ga-po, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.
+ Thương mại giữa các quốc gia trong khu vực chiếm khoảng 25% tổng trị giá xuất nhập khẩu của toàn khu vực.
- Giao thông vận tải: được chú ý phát triển và hiện đại hóa nhằm phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân mỗi nước và tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Đường bộ:
• Được đầu tư, hiện đại hóa mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng nhanh.
• Hành lang Đông - Tây, đường cao tốc Xuyên Á kết nối Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma... là những tuyến đường liên kết quan trọng trong khu vực.
- Đường sắt:
• Khá phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa.
• Tổng chiều dài đường sắt của khu vực: 20 000 km (năm 2020).
• Nhiều quốc gia đang nỗ lực nâng cấp mạng lưới đường sắt sang đường sắt cao tốc: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a.
+ Đường biển: đóng vai trò quan trọng.
• Khối lượng vận chuyển đạt 2,8 tỉ tấn (năm 2019), số cảng biển là hơn 500 (năm 2020).
• Một số cảng biển lớn: Hải Phòng, Sài Gòn (Việt Nam), Yan-gun (Mi-an-ma), Băng Cốc (Thái Lan), Xin-ga-po (Xin-ga-po ),...
+ Đường hàng không:
• Các quốc gia đều tích cực nâng cấp vận tải hàng không nội địa và quốc tế.
• Các sân bay lớn nhất khu vực: Changi (Xin-ga-po), Xu-va-na-bu-mi (Thái Lan), Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Tân Sơn Nhất, Nội Bài (Việt Nam)....
- Tài chính ngân hàng:
+ Đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, dần trở thành động lực thúc đẩy kinh tế các nước trong khu vực.
+ Những thuận lợi về nguồn lao động và thị trường quy mô lớn đang thúc đẩy sự phát triển nhanh và đa dạng của ngành.
+ Các trung tâm tài chính lớn: Xin-ga-po, Cua-la Lăm-pơ, Băng Cốc, Gia-các-ta, Thành phố Hồ Chí Minh,...
- Du lịch: có vai trò ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á.
+ Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng. Năm 2019, ngành du lịch đóng góp hơn 393 tỉ USD vào GDP của khu vực.
+ Là một trong những điểm đến phổ biến của khách du lịch quốc tế và thu hút khoảng 10% tổng lượng khách du lịch toàn cầu.
+ Các quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po,...
- Một số điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực: đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia), vịnh Hạ Long (Việt Nam), Bali (In-đô-nê-xi-a), Ba-gan (Mi-an-ma), Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan),...
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved