1. Nội dung câu hỏi
Khai thác thông tin mục 1 và hình 12.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của khu vực Đông Nam Á.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.54 - 56).
3. Lời giải chi tiết
Nông nghiệp:
- Có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.
- Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á. Các cây trồng chính: lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Lúa gạo: là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực. Sản lượng ngày càng tăng, cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.
+ Cây công nghiệp:
• Trồng nhiều, có giá trị xuất khẩu cao.
• Đứng hàng đầu thế giới là cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu.
+ Cây ăn quả:
• Rất đa dạng (xoài, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối,....), được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực.
• Là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước.
- Ngành chăn nuôi: hiện đang được chú trọng phát triển. Các vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm. Trong đó:
+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam.
+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
+ Chăn nuôi gia cầm phổ biến ở hầu hết các nước.
- Hiện nay, một số quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Lâm nghiệp:
- Là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia: Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam.
- Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng: đạt 302 triệu m3
- Các nước Đông Nam Á đang tăng cường công tác trồng rừng, khoanh nuôi rừng tự nhiên, thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,...
Thuỷ sản:
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản, đẩy mạnh hoạt động đánh bắt và nuôi trồng theo hướng phát triển bền vững.
- Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.
- Các quốc gia sản xuất thuỷ sản lớn trong khu vực: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Phi-líp-pin.
- Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,...
- Hoạt động khai thác thuỷ sản của các quốc gia trong khu vực đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và bền vững thông qua áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đánh bắt toàn cầu.
- Khó khăn: suy giảm nguồn tài nguyên thuỷ sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người dân trong khu vực.
- Chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
Chủ đề 2. Cảm ứng ở sinh vật
Chủ đề 6. Động cơ đốt trong
CHƯƠNG 4. SINH SẢN
Unit 9: Life Now and in the Past
Unit 11: Careers
SGK Địa lí Lớp 11
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SGK Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11