logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Trả lời câu hỏi - Mục 2 trang 56

Admin FQA

29/08/2023, 09:52

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Em hãy đọc các ttrường hợp sau và thực hiện yêu cầu 

Lời giải ý 1

1. Nội dung câu hỏi

Em hãy xác định các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp trên.

 

2. Phương pháp giải

Đọc các trường hợp và xác định các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp đó.

 

3. Lời giải chi tiết 

- Trường hợp 1: Các hành vi, việc làm phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp A là:

+ Luôn trung thực về chất lượng sản phẩm đã cam kết với khách hàng.

+ Tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thu nhập và nhu cầu của khách hàng.

+ Chủ động tham khảo ý kiến phản hồi của khách hàng để điều chỉnh, cải tiến sản phẩm.

+ Thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng tận tâm, tận tụy.

- Trường hợp 2: Các hành vi, việc làm phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp B là:

+ Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.

+ Áp dụng mô hình và công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Đảm bảo lợi ích chính đáng theo đúng cam kết với người lao động

- Trường hợp 3: Các hành vi, việc làm chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh của công ty P là: làm hàng giả, hàng nhái theo thương hiệu của một hãng mĩ phẩm nước ngoài nhằm thu lợi nhuận bất chính.

Lời giải ý 2

1. Nội dung câu hỏi

Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và lấy ví dụ minh hoạ.

 

2. Phương pháp giải

Kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và lấy ví dụ minh hoạ.

 

3. Lời giải chi tiết 

- Các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh:

+ Tôn trọng và tuân thủ đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước.

+ Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh.

- Ví dụ:

+ Ví dụ 1: Các chủ thể sản xuất kinh doanh cần thực hiện đúng nghĩa vụ đóng thuế; thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ,…

+ Ví dụ 2: Trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không nên thông đồng với nhau để bán phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; không nên thực hiện hành vi đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ; không đưa ra những thông tin chưa được kiểm chứng/ thông tin sai sự thật,… gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đối thủ,…

Lời giải ý 3

1. Nội dung câu hỏi

Em hãy liệt kê các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh và đề xuất cách xử lí của em đối với hành vi đó.

 

2. Phương pháp giải

Liệt kê các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh và đề xuất cách xử lí của em đối với hành vi đó.

 

3. Lời giải chi tiết 

- Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:

+ (1) Buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

+ (2) Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

+ (3) Thiếu tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; thực hiện không đúng các cam kết về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với người lao động…

+ (4) Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: bán phá giá; đánh cắp thông tin, bí mật thương mại của đối thủ; đưa ra những thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật về đối thủ,…

- Đề xuất cách xử lí:

+ Đối với hành vi (1):

· Tuyên truyền để người tiêu dùng đề cao cảnh giác

· Tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức như: cơ quan quản lí thị trường; Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng,…

· Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng,…

· Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.

+ Đối với hành vi (2):

· Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

· Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.

+ Đối với hành vi (3):

· Tuyên truyền để người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ các quy định pháp luật trong Bộ Luật lao động năm 2019.

· Có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019.

· Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.

+ Đối với hành vi (4): Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trả lời câu hỏi - Mục 1 trang 56 Trả lời câu hỏi - Mục 1 trang 56
Câu hỏi 1 - Mục Luyện tập trang 57 Câu hỏi 1 - Mục Luyện tập trang 57
Câu hỏi 2 - Mục Luyện tập trang 58 Câu hỏi 2 - Mục Luyện tập trang 58
Câu hỏi 4 - Mục Luyện tập trang 58 Câu hỏi 4 - Mục Luyện tập trang 58
Câu hỏi 5 - Mục Luyện tập trang 59 Câu hỏi 5 - Mục Luyện tập trang 59
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved