logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề "Tranh giành và nhường nhịn”

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Dàn ý

Dàn ý

1. Mở bài

- Tranh giành và nhường nhịn là hai trong số những tính cách của con người. Đó là mặt tốt và mặt chưa tốt.

- Vậy tranh giành và nhường nhịn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?

2. Thân bài

a. Giải thích: 

- Tranh giành là gì? => Sự ham muốn rất lớn một sự vật nào đó về phía mình.

- Nhường nhịn là gì? => Chịu để lại một sự vật nào đó cho người khác với thái độ hòa nhã.

c. Tại sao chúng ta nên nhường nhịn trong cuộc sống?

- Đó là một trong những phẩm chất tốt của con người.

- Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, thắt chặt tình cảm giữa con người với con người hơn.

- Dẫn chứng: Câu chuyện “Dê đen và Dê trắng” khi tranh nhau qua cầu, vì không ai chịu nhường nhịn ai nên cuối cùng cả hai đều rơi xuống sông.

d. Tranh giành có mang lại lợi ích gì cho con người không?

- Làm xấu đi mối quan hệ, tình cảm giữa con người với nhau.

- Thể hiện mình là kẻ ích kỷ, không biết nghĩ đến những người xung quanh mình.

e. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

Có phải nhường nhịn mãi sẽ trở thành hèn nhát không?

- Đó là cách xử sự khôn khéo trong giao tiếp ứng xử của con người.

- Giúp cho ta dễ thành công hơn trong cuộc sống.

- Dẫn chứng: Trong gia đình, anh chị em trên thuận dưới hòa, biết nhường nhịn lẫn nhau sẽ là một gia đình hạnh phúc. Ngoài xã hội, nếu mọi người ai ai cũng tâm niệm một câu “Một câu nhịn, chín sự lành” thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao.

3. Kết bài

- Tranh giành và nhường nhịn là hai phẩm chất đạo đức của con người.

- Cần đề cao đức tính tốt: nhường nhịn.

- Tránh xa đức tính chưa tốt: tranh giành.

Bài mẫu

Bài mẫu

      Trong cuộc sống luôn có những sự mâu thuẫn và đối lập nhau. Đôi khi chúng ảnh hưởng tiêu cực tới nhau, đôi khi ngược lại chúng lại bổ trợ cho nhau. Ví dụ như sự “tranh giành” và “nhường nhịn” trong mỗi người.

      Tranh giành là đấu tranh bằng lí lẽ hoặc hành động để giành lấy một đồ vật hay một thứ gì đó bao hàm cả vật chất, tinh thần, tình cảm từ một người nào đó. Nó xuất phát từ sự ham muốn rất lớn một sự vật nào đó về phía mình. Còn nhường nhịn thì ngược lại, là chịu thiệt về mình, không tranh chấp với ai, chịu để lại một sự vật nào đó cho người khác với thái độ hòa nhã. Đây là thái độ sống được đề cao.

      Tranh giành và nhường nhịn tuy là hai biểu hiện phẩm chất khác nhau, tuy nhiên chúng có một điểm chung đó là đều thể hiện thông qua hành động, biểu hiện bên ngoài, từ trong cách ứng xử giao tiếp giữa mọi người từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Ví như, ngay từ khi còn bé có những đứa trẻ đã có những hành động tranh giành cái kẹo, cái bánh hay đồ chơi với anh chị em của mình. Những hành động đó tuy không có gì to tát nhưng lại là mầm mống cho những thói xấu sau này nếu hành động đó không được uốn nắn dạy dỗ cẩn thận thì khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ dễ trơ nên một kẻ ích kỉ, lúc nào cũng chăm chăm đến quyền lợi bản thân, giành giật những cái vốn không phải của mình. Còn ngược lại nếu ngay từ bé, một đứa trẻ được dạy dỗ phải biết nhường nhịn người khác, biết chia sẻ những thứ mình có với mọi người xung quanh thì chắc chắn khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ trở thành một người biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.

      Tranh giành, nhường nhịn là hai mặt, hai khái niệm trái ngược nhau. Sự tranh giành làm cho con người trở nên ích kỉ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ngược lại, nhường nhịn là sự chia sẻ cảm thông, làm cho con người lớn lên, hoàn thiện hơn về nhân cách. Từ xưa cha ông ta thường dạy “một điều nhịn chín điều lành” chính vì vậy chúng ta ít tranh giành với nhau nhường nhịn nhau sẽ mang lại hạnh phúc cho người khác mà còn mang lại nhiều điều tốt lành cho mình. Đó là một phẩm chất cần có của con người mới trong xã hội hôm nay, những con người không chỉ hạnh phúc khi được nhận mà còn biết hạnh phúc khi được trao ban

      Dù vậy, ta cũng cần nhìn nhận hai vấn đề “tranh giành” và “nhường nhịn” trên nhiều phương diện. Tuy tranh giành là không nên nhưng ta vẫn có thể tranh giành nếu như việc đó đem lại lợi ích cho mọi người, cho đất nước. Ví như việc ông cha ta từ xưa đã dũng cảm đứng lên giành lại độc lâp dân tộc dù có phải hy sinh tính mang, hy sinh hạnh phúc của bản thân để có được một nước Việt Nam độc lập như ngay nay. Hay như những phụ nữ hiện đại đã dám đứng lên đòi hỏi quyền binh đẳng cho nữ giới. Tất cả những hành động đó tuy là tranh giành nhưng là tranh giành một cách có lý và có lợi cho tất cả mọi người, điều đó nên được khuyến khích. Còn nhường nhịn tuy là điều cần thiết cho cuộc sống, nhưng không phải lúc nào ta cũng chịu phần thiệt về mình. Như trong công việc, nếu ta có khả năng hoàn thành nhưng, nhường nhịn người khác sẽ làm tổn bao nhiêu công sức và tiền của mà không đạt hiệu quả gì cả.

      Mỗi người nên hướng bản thân vào lối sống đẹp. Ta cần biết nhường cơm sẻ áo cho người khác. Hơn nữa, ta cần phải học cách nhường nhịn, học cách sẻ chia và học cả cách yêu thương con người. Tự giáo dục mình thôi chưa đủ mà phải có ý thức giáo dục những người khác, đặc biệt là những người nhỏ tuổi hơn ta. Trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta nên giúp đỡ tương trợ lần nhau mỗi khi gặp khó khăn, không nên vì lợi ích cá nhân mình mà tranh giành những thứ vô bổ, vô giá trị để huỷ hoại tình bạn vốn cao quý và đẹp đẽ. Trong gia đình, anh em nên hoà thuận với nhau không vì những chuyện nhỏ nhặt mà khiến cho anh em tương tàn.

      Tóm lại, chúng ta nên hướng bản thân mình vào một lối sống cao đẹp không vì bản thân hay sống vì người khác. Lối sống nhường nhìn là lối sống cao đẹp đòi hỏi chúng ta nên học hỏi và phát huy.

Nguồn: Sưu tầm

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân ” Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau. Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”
Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Em hiểu lời nói đó như thế nào? Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Em hiểu lời nói đó như thế nào?
Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành” Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”
Câu nói của M. Go-fơ-ki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống gợi cho em những suy nghĩ gì Câu nói của M. Go-fơ-ki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống gợi cho em những suy nghĩ gì
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved