Admin FQA
30/12/2022, 13:17
Dàn ý
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề: hiện tượng vô cảm
2. Thân đoạn
a. Giải thích vấn đề
- Khái niệm "vô cảm": là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình.
b. Thực trạng/ Biểu hiện
- Thờ ơ với người khác: thấy người đi đường gặp tai nạn không cứu giúp, thấy kẻ xấu lộng hành không tố cáo, thấy người khác gặp nạn thì rút điện thoại ra quay phim, chụp hình...
- Thờ ơ với các vấn đề của xã hội: không quan tâm các sự kiện, phong trào có ích của cộng đồng như Giờ Trái Đất, Tình nguyện xanh, Chủ nhật xanh...
- Thờ ơ với thiên nhiên, cuộc sống: thấy hiện tượng vứt rác bừa bãi không nhắc nhở, thấy cảnh đẹp không quan tâm, coi như không có chuyện gì...
- Thờ ơ với chính cuộc sống của mình, đến đâu hay đến đó
c. Nguyên nhân
- Do cách sống vị kỷ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.
- Do nhịp sống hối hả, mọi người bị cuốn vào guồng quay học tập, công việc,...
- Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước
d. Hậu quả
- Đánh mất lương tâm, phẩm chất đạo đức
- Giẫm đạp lên người khác
...
e. Giải pháp
- Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh
- Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp...
- Lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội
g. Phản đề
- Rất nhiều người có tinh thần yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn...
3. Kết đoạn
- Liên hệ
Bài mẫu 1
Bài mẫu 1
Xã hội ta bên cạnh những tấm lòng đẹp, bao dung còn xuất hiện hiện tượng vô cảm, đó là một thái độ vô cùng xấu. Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Thấy người đi đường gặp tai nạn không cứu giúp, thấy kẻ xấu lộng hành không tố cáo, thấy người khác gặp nạn thì rút điện thoại ra quay phim, chụp hình... Không quan tâm các sự kiện, phong trào có ích của cộng đồng như Giờ Trái Đất, Tình nguyện xanh, Chủ nhật xanh... Thấy hiện tượng vứt rác bừa bãi không nhắc nhở, thấy cảnh đẹp không quan tâm, coi như không có chuyện gì... Thậm chi thờ ơ với chính cuộc sống của mình, đến đâu hay đến đó. Có lẽ do cách sống vị kỷ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh. Hoặc do nhịp sống hối hả, mọi người bị cuốn vào guồng quay học tập, công việc,... Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Sự vô cảm khiến con người đánh mất lương tâm, phẩm chất đạo đức, sẵn sàng bỏ mặc đồng loại, giẫm đạp lên người khác. Để đẩy lùi bệnh vô cảm, chúng ta cần ý thức học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh, tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp đồng thời lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội. Tuy nhiên, còn rất nhiều người có tinh thần yêu thương nhân loại, sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn... Vì vậy, bênh vô cảm là căn bệnh đáng lên án, cần phải đẩy lùi để khiến xã hội ngày càng văn minh hơn.
Bài mẫu 2
Bài mẫu 2
Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm…… Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.
Nguồn: Sưu tầm
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved