Dàn ý
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề: hiện tượng nghiện game
2. Thân đoạn
a. Giải thích vấn đề
- Khái niệm "game": là cách gọi các trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi.
- Khái niệm "nghiện": là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy
- Giải thích "nghiện game": là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục và ưu tiên việc chơi game hàng đầu trong cuộc sống của người chơi đến mức lệ thuộc vào game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.
b. Thực trạng vấn đề
- Nhiều học sinh, sinh viên dành hàng giờ mỗi ngày cho việc chơi game mà bỏ bê học hành
- Học sinh, sinh viên bỏ học để chơi game
- Bị tiêm nhiễm hành vi xấu thông qua các trò chơi bạo lực
...
c. Nguyên nhân
- Các trò chơi đa dạng, hấp dẫn, kích thích sự khám phá của giới trẻ
- Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo
- Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bạn bè
- Gia đình và nhà trường chưa quan tâm, quản lý học sinh chặt chẽ...
d. Hậu quả
- Học sinh bỏ bê việc học hành, kết quả học tập ngày càng sa sút...
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: hỏng mắt, mệt mỏi... do chơi game quá 180 phút mỗi ngày
- Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội...
- Ảo game, có những hành vi thô bạo giống trong trò chơi...
e. Giảipháp
- Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức cho học sinh
- Bản thân chúng ta cần tự ý thức được việc chơi game để giải trí và có thể kiếm ra tiền chứ không phải nghiện game bỏ bê học hành, công việc...
g. Phảnđề
- Không phải cứ chơi game nhiều là xấu, nhiều người đã thành công trong việc phát triển game, kiếm tiền nhờ vào việc thi đấu các bộ môn thể thao điện tử Esports...
3. Kết đoạn
- Liên hệ bản thân
Bài mẫu 1
Bài mẫu 1
Công nghệ thông tin bùng nổ, kéo theo các trò chơi điện tử tràn lan khắp mọi nơi khiến vấn nạn nghiện game xuất hiện gây nhức nhối xã hội. "Game" là cách gọi các trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Nghiện game là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục và ưu tiên việc chơi game hàng đầu trong cuộc sống của người chơi đến mức lệ thuộc vào game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội. Nhiều học sinh, sinh viên dành hàng giờ mỗi ngày hoặc thậm chí là bỏ học, bỏ làm để chơi game, bị tiêm nhiễm và học theo các hành vi bạo lực trong trò chơi điện tử. Nguyên nhân là do các trò chơi ngày càng đa dạng, hấp dẫn, kích thích sự khám phá của giới trẻ, lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo, gia đình và nhà trường chưa quan tâm, quản lý học sinh chặt chẽ... Nghiện game dẫn đến hậu quả khôn lường: kết quả học tập ngày càng sa sút, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội vì ảo game... Để khắc phục tình trạng này, nhà trường và gia đình cần có cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức cho học sinh, bản thân chúng ta cần tự nhận thức được việc chơi game để giải trí và có thể kiếm ra tiền chứ không phải nghiện game bỏ bê học hành, công việc. Tuy nhiên, không phải cứ chơi game nhiều là xấu, nhiều người đã thành công trong việc phát triển game, kiếm tiền nhờ vào việc thi đấu các bộ môn thể thao điện tử Esports... Vì vậy, hãy nhận thức được đúng mục đích của trò chơi điện tử và không để bản thân sa đà vào game một cách tiêu cực.
Bài mẫu 2
Bài mẫu 2
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,… Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.
(Nguồn: Sưu tầm)
CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON - POLIME
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 9
Đề cương ôn tập lý thuyết & bài tập học kỳ 2
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Sinh 9
Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải