Ngày giờ Việt Nam - Một trong những phần rất hay được hỏi trong các đề thi Địa lý lớp 10. Chẳng hạn như cách tính múi giờ tại các nước A, B, C… khi Việt Nam đang là… giờ. Hay các câu hỏi: Việt Nam là mấy giờ khi nước A, B, C đang là.. giờ?
Việc không nắm rõ công thức, cũng như cách tính khiến nhiều em bỏ lỡ câu hỏi “cho điểm” này. Trên thực tế, câu hỏi này không hề khó, chỉ cần các em nắm rõ những công thức là được. Cùng cô đi nhắc lại công thức và bí kíp làm đề trắc nghiệm Địa lý về ngày, giờ Việt Nam siêu dễ nhé!
Khái niệm ngày, giờ
Trái đất được chia thành 24 múi giờ (được đánh từ 0 đến 23 từ đông sang tây). Kinh tuyến gốc cho múi giờ 0 đi qua chính giữa. Mỗi múi giờ trước hoặc sau nhau 1 giờ. Lùi về 1 ngày nếu đi từ kinh tuyến 180º ở Đông bán cầu sang Tây bán cầu và ngược lại.
Múi giờ là gì?
Múi giờ là một khu vực trên trái đất mà mọi người thường sử dụng cùng một giờ tiêu chuẩn. Thường được gọi là giờ địa phương. Về lý thuyết, đồng hồ trong khu vực luôn hiển thị thời gian giống nhau.
Tất cả các múi giờ trên Trái đất đều có liên quan đến Giờ phối hợp quốc tế (UTC) (xấp xỉ Giờ trung bình Greenwich lịch sử). Là thời gian ở kinh tuyến 0, đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, London, Anh.
Một số địa điểm có thể có thay đổi múi giờ theo mùa. Ví dụ: vào mùa hè, một số quốc gia ôn đới hoặc cận cực áp dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST), giúp đồng hồ chạy nhanh hơn 1 giờ. Điều này làm phức tạp sự khác biệt về thời gian giữa các nơi.
Các loại múi giờ được áp dụng trên thế giới hiện nay
Như những chia sẻ ở trên, sẽ có 2 khái niệm múi giờ mà các em cần phải biết. Trong đó, múi giờ đang được sử dụng nhiều nhất là múi giờ GMT. Cụ thể
Múi giờ UTC
Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư:
“Thời gian Phối hợp Quốc tế hay UTC, thường gọi là Giờ Phối hợp Quốc tế, là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. “UTC” không hẳn là một từ viết tắt, mà là từ thỏa hiệp giữa viết tắt tiếng Anh “CUT” (Coordinated Universal Time) và viết tắt tiếng Pháp “TUC” (temps universel coordonné).”
Cách phân chia múi giờ trên thế giới
Đây là múi giờ được phát triển trên chuẩn cũ, giờ trung bình Greenwich. Múi giờ này được phát minh và đặt tên bởi hải quân Anh đặt ra vào thế kỷ XII. Sau này, khi múi giờ này được ứng dụng nhiều hơn thì được đổi tên thành giờ quốc tế (UT, tiếng Anh: Universal Time).
Múi giờ GMT
Theo định nghĩa từ Wikipedia: “Giờ chuẩn Greenwich (viết tắt từ tiếng Anh Greenwich Mean Time, thường gọi tắt là GMT nghĩa là "Giờ Trung bình tại Greenwich") là giờ Mặt Trời tại Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich tại Greenwich gần Luân Đôn, Anh. Nơi đây được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0. Trên lý thuyết, vào giữa trưa theo GMT, vị trí của Mặt Trời, quan sát tại Greenwich, nằm ở đường kinh tuyến Greenwich.”
Công thức tính ngày, giờ
Ngoài những khái niệm về múi giờ, muốn tính chuẩn ngày giờ Việt Nam, các em cần nhớ rõ các công tính thức. Có 2 công thức cần nhớ như sau:
1. Công thức tính giờ
Tm = To + m
Trong đó: Tm: giờ múi m
- To: giờ GMT
- m: số thứ tự của múi giờ
2. Công thức tính múi giờ:
Ở Đông bán cầu: m = (kinh tuyến Đông) :15º
Ở Tây bán cầu: 2 cách
- Cách 1: m =[ 360 - kinh tuyến Tây] : 15º
- Cách 2: m = 24 - (kinh tuyến tây :15º).
Trong công thức trên, để ra kết quả chính xác, các em cần nhớ:
- Lùi lại 1 ngày khi đi từ Tây sang Đông (qua kinh tuyến 180º)
- Tiến lên 1 ngày nếu đi từ Đông sang Tây (qua kinh tuyến 180º)
- Các nước cùng bán cầu không đổi ngày.
Ngày, giờ, phút, giây Việt Nam theo múi giờ nào?
Vậy. Việt Nam chính xác đang nằm ở múi giờ nào. Trên thực tế, nước ta cũng đã đã từng thay đổi múi giờ theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:
Việt Nam cũng đã từng thay đổi múi giờ theo lịch sử
- 01/05/1911: Việt Nam nằm trong Liên bang Đông Dương và sử dụng chung giờ GMT+7.
- Theo cả khối Đông Dương ngày 31/12/1942 nước ta chuyển sang múi giờ GMT+8.
- 14/3/1945: Nhật xâm chiếm toàn bộ Đông Dương thuộc Pháp. Khu vực Đông Dương đã chuyển sang múi giờ Tokyo (GMT+9), Việt Nam cũng vậy.
- Ngày 2/9/1945: Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời tuyên bố múi giờ chính thức của Miền Bắc. Khu vực miền Bắc sử dụng múi giờ GMT+7. Đồng thời, các vùng có chiến sự Việt Nam, Lào và Campuchia sử dụng múi giờ GMT+8.
- Ngày 1 tháng 7 năm 1955, miền Nam Việt Nam cũng chính thức sử dụng GMT+7 dưới sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam.
- Tuy nhiên, đến ngày 01/01/1960, múi giờ miền Nam nước ta lại đổi thành GMT+8.
- Đến ngày 01/1968, miền Bắc Việt Nam xác nhận múi giờ chính thức GMT+7.
- Sau khi chiến tranh kết thúc vào tháng 4 và tháng 5 năm 1975. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1975, Việt Nam thống nhất với Sài Gòn (và các khu vực phía Nam) sử dụng múi giờ UTC+7.
Hiện tại. Việt Nam có múi giờ UTC+07:00, còn gọi là “Múi giờ Đông Dương”. Các nước có cùng múi giờ với nước ta bao gồm: Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia và một số tỉnh thành tại Nga (Giờ mùa hè Omsk và Giờ Krasnoyarsk), cận tây của Mông Cổ
Nắm bắt bí kíp làm đề trắc nghiệm địa lý về ngày, giờ Việt Nam
Hiện nay, đề thi Địa lý đã chuyển hoàn toàn sang dạng trắc nghiệm. Vì vậy, chủ yếu các câu hỏi về ngày, giờ Việt Nam đều sẽ bắt quy đổi theo dạng như ở phần đầu cô đã nói. Các em có thể nhìn bản đồ thế giới, chọn nước bất kỳ và tính toán xem nước đó đang là ngày, giờ nào? Đây là cách thức vừa học vừa chơi khá hiệu quả.
Bí kíp làm đề vật lý trắc nghiệm liên quan đến ngày, giờ Việt Nam
Khi làm đề, ngoài công thức cô đã đưa ở trên, hãy nhớ: Giờ các nước = giờ việt nam “+”/ “-” số múi.
Ví dụ: Căn cứ vào bản đồ các múi giờ , hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24h, ngày 30 tháng 11?
Giờ GMT là 24h. Việt Nam ở múi giờ số 7. 24+7=31h. Tức là 7h ngày 1 tháng 12.
Không chỉ liên quan đến cách tính ngày giờ, các câu hỏi lý thuyết cũng rất hay xuất hiện trong đề thi. Vì đây là phần kiến thức khá thực tế nên các em chỉ cần bỏ chút thời gian là sẽ ghi nhớ được ngay.
Một cách để làm đề trắc nghiệm địa lý liên quan đến các câu hỏi ngày giờ Việt Nam chính xác là: dựa vào bản đồ thế giới. Đồng thời cố gắng dùng các phép loại trừ với những đáp án mà chúng ta biết để tránh nhầm lẫn.
Nếu muốn đi du lịch nước ngoài thì các em cũng phải tìm hiểu về múi giờ của nơi mình muốn đến phải không nào? Hãy tưởng tượng các em đang chuẩn bị hành lý để đi “du hí”, và tính xem khu vực đó đang là mấy giờ nhé!
Dù là địa lý hay bất kỳ môn học nào thì cũng cần phải bỏ công sức để ôn tập. Các em nếu muốn đạt điểm cao khi làm bài thi thì cần nắm chắc kiến thức cơ bản nhé. Địa lý không hề khó! Hãy coi việc học là niềm vui để có thêm nhiều động lực nhé!
Theo dõi cô để biết thêm nhiều thông tin thú vị về các môn học nào!