Admin FQA
15/12/2023, 13:38
Phản ứng Al + HNO3 loãng (hay nhôm tác dụng với HNO3 loãng) sinh ra N2O thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử thường gặp trong các đề thi. Dưới đây là phản ứng hoá học đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Al có lời giải, mời các bạn đón đọc.
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
Cách lập phương trình hoá học:
Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá, từ đó xác định chất oxi hoá – chất khử:
Chất khử: Al; chất oxi hoá: HNO3.
Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hoá, quá trình khử
- Quá trình oxi hoá:
- Quá trình khử:
Chú ý: Nhân luôn 2 vào quá trình khử do trong N2O có 2 nguyên tử N.
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hoá
Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
Phản ứng giữa nhôm và HNO3 loãng diễn ra ngay điều kiện thường.
Chú ý: Nhôm không tác dụng với HNO3 đặc, nguội.
Nhỏ từ từ dung dịch axit HNO3 loãng vào ống nghiệm đã để sẵn lá nhôm.
Lá nhôm tan dần, có khí không màu thoát ra.
5.1. Tác dụng với oxi và một số phi kim
- Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.
4Al + 3O2→ 2Al2O3
- Bột nhôm bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
5.2. Nhôm tác dụng với axit
- Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..) giải phóng khí H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2
- Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc …
Al + 4HNO3 (loãng) → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 (đặc) → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 (đặc) → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 (đặc, nguội), HNO3 (đặc, nguội).
5.3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
Nhôm có thể tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn để tạo thành muối mới và kim loại mới (đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối).
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
5.4. Tính chất hóa học riêng của nhôm
Al2O3 là oxit lưỡng tính nên lớp màng mỏng Al2O3 trên bề mặt nhôm tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối tan. Khi không còn màng oxit bảo vệ, nhôm sẽ tác dụng được với nước tạo ra Al(OH)3 và giải phóng H2; Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên tác dụng trực tiếp với kiềm.
Phản ứng nhôm tác dụng với dung dịch kiềm được thể hiện đơn giản như sau:
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2+ 3H2↑
5.5. Phản ứng nhiệt nhôm
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao. Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa sắt(III) oxit và nhôm:
Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3
Nhiệt lượng do phản ứng toả ra lớn làm sắt nóng chảy nên phản ứng này được dùng để điều chế một lượng nhỏ sắt nóng chảy khi hàn đường ray.
Một số phản ứng khác như:
3CuO + 2Al → Al2O3 + 3Cu
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Cr2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Cr
6.1. HNO3 có tính axit
HNO3 là một trong các axit mạnh nhất, trong dung dịch loãng phân li hoàn toàn thành ion H+ và NO3-.
HNO3 mang đầy đủ các tính chất của 1 axit như: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn tạo thành muối nitrat. Ví dụ:
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
BaCO3 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
6.2. HNO3 có tính oxi hóa mạnh:
Axit nitric là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử, mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ.
a. Tác dụng với kim loại:
+ HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat, H2O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).
+ Thông thường: HNO3 loãng → NO, HNO3 đặc → NO2 .
+ Với các kim loại có tính khử mạnh: Mg, Al, Zn,… HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2, NH4NO3.
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
4Zn + 10HNO3 loãng → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
* Chú ý: Fe, Al, Cr bị thụ động trong dd HNO3 đặc, nguội do tạo màng oxit bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của axit, do đó có thể dùng bình Al hoặc Fe để đựng HNO3 đặc, nguội.
b. Tác dụng với phi kim:
HNO3 có thể oxi hoá được nhiều phi kim, như:
S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C + 4HNO3 CO2 + 4NO2 + 2H2O
5HNO3 + P H3PO4 + 5NO2 + H2O
c. Tác dụng với hợp chất:
HNO3 đặc còn oxi hóa được hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông,… bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
Câu 1: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là:
A. Na, Ca, Zn.
B. Fe, Ca, Al.
C. Na, Ca, Al.
D. Na, Cu, Al.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Dãy gồm các kim loại Na, Ca, Al được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng.
Câu 2: Hòa tan m gam Al vào dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 đktc. Giá trị của m là
A. 4,05.
B. 2,7.
C. 6,075.
D. 5,04.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Bảo toàn e:
→ m = 2,7 gam
Câu 3: Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính:
A. Al(OH)3.
B. Al2O3.
C. AlCl3.
D. NaHCO3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
AlCl3 không có tính chất lưỡng tính.
Câu 4: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al.
B. Mg.
C. Cu.
D. Na.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Quặng boxit dùng để sản xuất kim loại Al.
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg tác dụng với oxi, thu được 19,35 gam chất rắn Y. Để hòa tan vừa hết Y cần dùng V ml dung dịch chứa HCl 1M, sau phản ứng thu được 0,56 lít khí H2 (dktc) và 43,125 gam muối trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 12,95.
B. 16,00.
C. 13,75.
D. 14,75.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Gọi số mol HCl là x mol
Bảo toàn nguyên tố H:
→ m =
Câu 6: Hòa tan hết m gam hỗn hợp E gồm Al, Mg, MgO trong dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 (0,34 mol) và KHSO4. Sau phản ứng thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, H2 và NO2 với tỉ lệ mol tương ứng 10 : 5 : 3 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho NaOH dư vào Y thì có 2,28 mol NaOH tham gia phản ứng, đồng thời thu được 17,4 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm khối lượng của Mg trong E là
A. 17,65%.
B. 26,28%.
C. 28,36%.
D. 29,41%.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hỗn hợp X gồm NO (0,2 mol), H2 (0,1 mol) và NO2 (0,06 mol)
Bảo toàn nguyên tố N:
→ Y gồm Al3+ (x mol), Mg2+ (0,3 mol), NH4+ (0,08 mol), K+, SO42-
Bảo toàn e:
→ nMg = 0,15 mol
Bảo toàn nguyên tố Mg: → nMgO = 0,3 – 0,15 = 0,15 mol
→ %mMg = 17,65%.
Câu 7: Phèn chua có công thức hóa học là
A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Công thức hoá học của phèn chua là: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.
B. Al2O3 là oxit trung tính.
C. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.
D. Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính, Al2O3 là oxit lưỡng tính.
Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg tác dụng với oxi, thu được 22,4 gam chất rắn Y. Để hòa tan vừa hết Y cần dùng V ml dung dịch chứa HCl 2M và H2SO4 1M, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 66,1 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 16,0.
B. 15,5.
C. 15,0.
D. 14,5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bảo toàn H
→ mX = 22,4 – 16(2x – 0,2) = 25,6 – 32x (gam)
Mà mmuối = (25,6 – 32x) + 96x + 35,5.2x = 66,1
→ x = 0,3
→ mX = 16 gam.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ cao, các kim loại kiềm tác dụng với oxi, đều thu được các oxit.
(b) Có thể sử dụng vôi để làm mềm nước có tính cứng tạm thời.
(c) Trong công nghiệp, Al được điều chế từ nguyên liệu là quặng boxit.
(d) Nhúng miếng Al vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(e) Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt các chất rắn là MgO, Al2O3, Al.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Những phát biểu đúng là: (b), (c), (d), (e).
(a) sai vì ngoài oxit còn thu được các chất khác như peoxit …
Câu 11. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp nung nóng Al, Al2O3, MgO, FeO. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm
A. Al, Mg, Fe.
B. Fe.
C. Al, MgO, Fe.
D. Al, Al2O3, MgO, Fe.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Khí CO chỉ khử được những kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hoá học của kim loại. Vậy sau phản ứng hỗn hợp kim loại gồm Al, Al2O3, MgO, Fe.
Câu 12. Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là
A. khí hiđro thoát ra mạnh.
B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.
C. lá nhôm bốc cháy.
D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Câu 13. Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: K2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; CaCl2 và CuCl2; Ca và KHSO4. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
1) K2O và Al2O3
K2O + H2O → 2KOH.
nKOH = 2 = 2 mol
2KOH + Al2O3 + 3H2O → 2K[Al(OH)4]
2 mol 1 mol
Vậy hỗn hợp K2O và Al2O3tan hết trong nước dư.
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
1 mol 1 mol
Vậy hỗn hợp Cu và Fe2(SO4)3 tan hết trong nước dư.
3) CaCl2 và CuCl2 là hai muối tan và không phản ứng với nhau. Do đó hỗn hợp này tan hết trong nước dư.
4) Ca và NaHSO4
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.
Ca(OH)2 + KHSO4 → CaSO4↓ + KOH + H2O
Hỗn hợp tạo kết tủa và khí H2.
Vậy có 3 hỗn hợp tan hết trong nước dư.
Câu 14. Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Phản ứng của nhôm với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm.
Vậy Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng không phải là phản ứng nhiệt nhôm.
Câu 15. Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?
A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3
B. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4])
C. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2
D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
Vì NH3 là bazơ yếu nên không thể hòa tan được Al(OH)3.
A. không thu được kết tủa vì Cr(OH)3 tan hết trong dung dịch kiềm dư.
NaOH + Cr(OH)3 → NaCrO2+ 2H2O
B. không thu được kết tủa vì:
HCl + Na[Al(OH)4] → NaCl + Al(OH)3↓ + H2O
Al(OH)3 + 3HCl dư → AlCl3 + 3H2O
C. không thu được kết tủa vì CO2 dư thu được muối Ca(HCO3)2
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
Câu 16. Hóa chất dùng để phân biệt dung dịch MgCl2 và AlCl3 là
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch HNO3.
D. dung dịch NaOH.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Dùng dung dịch NaOH dư để phân biệt MgCl2 và AlCl3 cụ thể:
+ Xuất hiện kết tủa trắng, không tan khi cho dư NaOH → MgCl2
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓+ 2NaCl
+ Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết khi NaOH dư → AlCl3
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
NaOHdư + Al(OH)3↓ → NaAlO2 + 2H2O
Câu 17. Cho lá nhôm vào dung dịch HCl. Lấy vài giọt NaOH nhỏ vào dung dịch thu được, hiện tượng xảy ra là
A. Khí bay lên, xuất hiện kết tủa trắng.
B. Có kết tủa trắng xuất hiện.
C. Có khí bay lên.
D. Không có hiện tượng gì.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Cho lá nhôm vào dung dịch HCl có khí bay lên:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, có kết tủa keo trắng xuất hiện:
3NaOH + AlCl3 dư → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.
Câu 18. Nhận định không chính xác về nhôm là
A. Nhôm là kim loại nhẹ, dễ dát mỏng.
B. Nhôm là kim loại có tính khử tương đối mạnh.
C. Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
D. Nhôm có thể khử được các oxit của kim loại kiềm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Phát biểu D sai vì nhôm không thể khử được các oxit của kim loại kiềm.
Câu 19: Al có thể tan được trong dung dịch nào sau
A. KNO3.
B. K2SO4.
C. KOH.
D. HNO3 đậm đặc nguội.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2.
Câu 20: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là
A. Có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.
B. Có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.
D. Dung dịch trong suốt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved