Phản ứng hóa học

Al + H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + H2

Admin FQA

15/12/2023, 13:38

Phản ứng Al + H2SO4 loãng ra H2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Al có lời giải, mời các bạn đón xem:

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2

1. Phương trình phản ứng Al tác dụng với H2SO4 loãng

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

2. Điều kiện phản ứng xảy ra Al tác dụng với H2SO4 giải phóng H2

Nhiệt độ thường, H2SO4 loãng.

3. Mở rộng tính chất hoá học của nhôm

Nhôm là kim loại có tính khử mạnh (chỉ sau kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ):

Al  → Al3++ 3e

3.1. Tác dụng với phi kim

Nhôm khử dễ dàng các phi kim thành ion âm.

- Với oxi: Ở điều kiện thường, nhôm bền trong không khí do có lớp oxit rất mỏng, bền bảo vệ. Khi đốt, bột nhôm cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt:

4Al + 3O2to 2Al2O3   

- Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với clo

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

3.2. Tác dụng với axit

- Nhôm khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch HCl và H2SO4 loãng thành H2.

          2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

- Al tác dụng mạnh với axit HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nóng.

Ví dụ:

Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + H2O

         2Al  + 6H2SO4 đặc to Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

- Nhôm không tác dụng với axit H2SO4 đặc, nguội; HNO3 đặc, nguội.

3.3. Tác dụng với oxit kim loại – Phản ứng nhiệt nhôm

- Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều ion kim loại trong oxit như (Fe2O3, Cr2O3, CuO…) thành kim loại tự do.

- Ví dụ:       

2Al + Fe2O3 to Al2O3 + 2Fe.

3.4. Tác dụng với nước

- Vật bằng nhôm không tác dụng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào vì có lớp oxit bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp bảo vệ, nhôm khử được nước ở nhiệt độ thường, nhưng phản ứng nhanh chóng dừng lại vì tạo kết tủa Al(OH)3.

3.5. Tác dụng với dung dịch kiềm

          2Al + 2NaOH + 6H2O →2Na[(Al(OH)4] + 3 H2

Phương trình ion thu gọn:

          2Al + 2OH- + 6H2O → 2[(Al(OH)4]- + 3 H2

Với chương trình cơ bản có thể viết:

          2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3 H2

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính. 

B. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.

C. Al2O3 là oxit trung tính.                 

D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Trong hóa vô cơ, hợp chất lưỡng tính có thể là oxit, hiđroxit, muối.

A. Sai, không có khái niệm kim loại lưỡng tính.

B. Sai, Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính

C. Sai, Al2O3 là oxit lưỡng tính.

D. Đúng

Câu 2: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa nâu đỏ.                         

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
C. có kết tủa keo trắng không tan.      

D. dung dịch vẫn trong suốt.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 xuất hiện kết tủa keo trắng không tan.

Phương trình phản ứng

NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3↓ + NaHCO3.

Câu 3: Cho các quặng sau: pirit, thạch cao, mica, apatit, criolit, boxit, đolomit. Số quặng chứa nhôm là

A. 2.                     B. 3.                     C. 4.                     D. 5.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Pirit: FeS2

Thạch cao: CaSO4.nH2O

Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O

Apatit: Ca5F(PO4)3 hay 3Ca3(PO4)2.CaF2

Criolit: Na3AlF6 hay AlF3.3NaF

Boxit: Al2O3.nH2O

Đolomit: CaCO3.MgCO3 (đá bạch vân)

→ Quặng mica, criolit, boxit chứa nhôm

Câu 4: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. AlCl3 và Na2CO3                                     B. HNO3 và NaHCO3

C. NaAlO2 và KOH                                     D. NaCl và AgNO3

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Cặp chất nào không phản ứng với nhau có thể cùng tồn tại trong một dung dịch

Cặp A. 3Na2CO3 + 2AlCl3 + H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

Cặp B. HNO3 + NaHCO3 → NaNO3 + H2O + CO2

Cặp C. Cùng tồn tại

Cặp D. NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl

Câu 5: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 ?

A. Dung dịch NaOH                                    B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Dung dịch NH3                                       D. Dung dịch nước vôi trong

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hiđroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3

Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O →  Al(OH)3 <![if !vml]><![endif]> + 3NH4NO3

Zn(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 <![if !vml]><![endif]> + 2NH4NO3

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất.

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,12 mol khí NO2 và 0,08 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là
A. 3,24.          B. 8,1.            C. 6,48.          D. 10,8.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Bảo toàn số mol electron:

→  3nAl = nNO2 + 3nNO

→ 3.nAl = 0,12 + 3.0,08

→ nAl = 0,12 mol

→ mAl = 0,12.27 = 3,24g

Câu 7: Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là

A. khí hiđro thoát ra mạnh.      

B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.

C. lá nhôm bốc cháy.

D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg

Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước tạo ra khí H2

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2<![if !vml]><![endif]>

Câu 8: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?

A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện

B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần

C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.

D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Ban đầu có kết tủa keo trắng ngay lập tức

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl

Khi NaOH dư, kết tủa tan dần

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Câu 9: Cho 3,82 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chứa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là

A. 3,425 gam.                                    B. 1,644 gam.

C. 1,370 gam.                                    D. 2,740 gam.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Công thức muối Ba(AlO2)2

 nAl = 2nBa (1)

Lại có: mAl + mBa = 3,82

→ 27.nAl + 137.nBa  = 3,82   (2)

nAl = 0,04 mol; nBa = 0,02 mol

→ mBa = 0,02.137 = 2,740 gam

Câu 10: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. HNO3 đặc, nguội.                 B. Cu(NO3)2.                  C. HCl.                 D. KOH.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Al không phản ứng với HNO3 đặc, nguội, H2SO4 đặc nguội

Câu 11: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.         B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.         D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng cho nhôm tác dụng với oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Câu 12: Lấy hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và Fe2O3 ngâm trong dung dịch NaOH dư. Phản ứng xong, chất bị hoà tan là:

A. Al, Al2O3.                B. Fe2O3, Fe.               C. Al, Fe2O3.                      D. Al, Al2O3, Fe2O3.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

2Al + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2 + 3H2

Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O.

Câu 13: Cho phương trình phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3.          B. 2 : 3.           C. 2 : 5.          D. 1 : 4

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Al + 4HNO3  Al(NO3)3 + NO + 2H2O

→  a : b = 1 : 4

Câu 14: Cho 3,24 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là:

A. 2,688 lít.                                                  B. 4,032 lít.                           

C. 8,736 lít.                                                  D. 1,792 lít.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Ta có nAl = 3,24 : 27 = 0,12 mol

Al + NaOH + H2O  NaAlO2 + 32H2

nH2=32nAl = 32.0,12= 0,18 mol

VH2= 0,18.22,4 = 4,032 lít

Câu 15: Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây?

A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.           

B. Thổi dư CO2 vào dung dịch natri aluminat.

C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.           

D. Cho Al2O3 tác dụng với nướC.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Nhôm hiđroxit thu được khi thổi dư CO2 vào dung dịch natri aluminat

Phương trình phản ứng:

NaAlO2 + CO2 + 2H2 Al(OH)3↓ + NaHCO3.

Câu 16: Nhôm bền trong môi trường nước và không khí là do

A. nhôm là kim loại kém hoạt động.            

B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.     

D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Nhôm là kim loại hoạt động mạnh. Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững. Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với oxi trong không khí và nước, kể cả khi đun nóng.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhôm oxit?

A. Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3.               

B. Al2O3 bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao.

C. Al2O3 tan được trong dung dịch NH3.                                            

D. Al2O3 là oxit không tạo muối.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

A. Đúng, Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3

4Al(NO3)3 to 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2.

B. Sai, CO chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học.

C. Sai, Al2O3 không tan được trong dung dịch NH3

D. Sai, Al2O3 phản ứng với axit tạo muối.

VD: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Câu 18: Trong công nghiệp, Al được sản xuất từ quặng boxit

A. bằng phương pháp điện phân nóng chảy. 

B. bằng phương pháp nhiệt luyện       .        

C. bằng phương pháp thủy luyện.      

D. Trong lò cao.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Trong công nghiệp, Al được sản xuất từ quặng boxit bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

2Al2O3 criolitdpnc 4Al + 3O2

Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 0,18 : 1,02. Cho X tan trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HCl được kết tủa Z. Nung  Z ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 3,57g chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch HCl là
A. 0,35M hoặc 0,45M.                                 B. 0,07M hoặc 0,11M.

C. 0,07M hoặc 0,09M.                                 D. 0,35M hoặc 0,55M.  

Hướng dẫn giải

Đáp án D

nH2 = 0,03

Bảo toàn electron:   3.nAl = 2.nH2

→ nAl = 0,02  → mAl = 0,54g

Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 0,18 : 1,02

mAl2O3 = 0,540,18.1,02=3,06g

nAl2O3  = 0,03 mol

Bảo toàn nguyên tố Al nNaAlO2= nAl + 2. nAl2O3 bđ = 0,08 mol

nAl2O3thu được = 3,57 : 102 = 0,035 mol

 nAl(OH)3= 0,07 mol

Trường hợp 1: NaAlO2 + HCl + H2O  Al(OH)3 + NaCl

nHCl = nAl(OH)3 = 0,07 mol

→ CM HCl = 0,070,2= 0,35M

Trường hợp 2:

NaAlO2+ HCl + H2O AlOH3+ NaCl0,07     0,07   0,07  mol

NaAlO2          +       4HCl   AlCl3+ NaCl + 2H2O(0,080,07)          0,04  mol

→ nHCl = 0,11 mol

→ CM HCl = 0,110,2 = 0,55M

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch NaOH dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 2,7                             B. 4,5                             C. 5,4                             D. 6,75

Hướng dẫn giải

Đáp án B

nH2 = 0,25 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron:

3.nAl = 2.nH2

→ mAl = 23nH2.27 = 4,5 gam

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi