Chim bồ câu là một phần nội dung khá hay trong chương trình sinh học lớp 7. Kiến thức lý thuyết về chim bồ câu các em sẽ gặp rất nhiều trong các bài kiểm tra. Vì vậy, muốn đạt điểm cao, các em cùng Admin đi tìm hiểu tất tần tần kiến thức về chim bồ câu qua thông tin trong bài viết này nhé!
Giới thiệu về chim bồ câu
Nguồn gốc và xuất xứ của chim bồ câu
Chim bồ câu có tên khoa học là Columba livia domestica. Hiện tại đây là loài chim có số lượng lớn nhất trong bộ Columbiformes. Nó còn được gọi với tên gọi khác như: Chim cu gáy, chim gầm ghì, chim cưu,.... Chim bồ câu là sinh vật sống gần gũi với con người, chúng được nuôi dưỡng để làm cảnh, làm thịt hoặc lấy trứng.
Nguồn gốc và xuất xứ của chim bồ câu
Hiện tại, nguồn gốc của chim bồ câu tại Việt Nam chưa rõ nguồn gốc từ đâu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu cho thấy rằng, những mảnh hóa thạch được tìm thấy cho thấy chúng xuất hiện từ thời Lưỡng Hà Cổ Đại và Ai Cập Cổ Đại.
Ngày này, chim bồ câu xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới với nhiều loại khác nhau. Ở Việt Nam có các giống chim bồ câu như: Chim bồ câu ta, bồ câu Pháp, bồ câu gà, bồ câu Ai Cập,...
Đời sống của chim bồ câu như thế nào?
Tổ tiên của chim bồ câu nhà ngày nay là từ bồ câu núi, chúng có màu lam rất đẹp mắt. Hiện tại bồ câu núi vẫn còn sống, chúng thường sinh sống và làm tổ trong điều kiện hoang dỡ ở các vùng núi của châu Á, châu Âu và Bắc Phi.
Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt với thân nhiệt ổn định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện nhiệt độ môi trường bên ngoài. Loài chim này có tập tính sinh sản như sau:
- Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, để giao phối với con mái (đạp mái) xoang huyệt lộn ra ngoài tạo thành cơ quan giao phối tạm thời.
- Trứng được thụ tinh trong
- Mỗi con mái trong một lần để được 2 trứng. Trứng có vỏ đá vôi bao bọc ngoài để bảo vệ phôi thai bên trong.
- Chim bồ câu trống và chim bồ câu mái sẽ thay nhau làm nhiệm vụ ấp trứng để trứng nở con.
- Chim bồ câu mới nở trên thần có khá ít lông, và lông mọc chỉ ở dạng lông tơ. Chúng sẽ được bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (Đây là loại sữa được tiết ra từ diều của bồ câu bố mẹ).
Cấu tạo (đặc điểm) bên ngoài của chim bồ câu
Cấu tạo (đặc điểm) bên ngoài của chim bồ câu
Đặc điểm, cấu tạo bên ngoài của chim bồ câu như sau:
- Thân hình thoi để giảm sức cản của không khí trong quá trình bay
- Da khô, bên ngoài được phủ một lớp lông vũ toàn thân, có lông ống, phiến lông rộng tạo thành bộ cánh dài. Phần lông đuôi chim có chứng năng bánh lái điều khiển hướng bay của chim.
- Lông mũ mọc áp sát vào thân, còn được gọi là lông tơ. Lông tơ của chim bồ câu chỉ có một chùm với sợi lông mảnh và có một lớp xốp giữ nhiệt giúp thân chim nhẹ nhàng hơn.
- Cánh chim khi xòe tạo một diện tích khá rộng giúp quạt gió trong quá trình bay, khi cánh cụp xuống sẽ ôm sát thân tạo sự gọn gàng.
- Chi sau bàn chân dài với 3 ngón trước và 1 ngón phía sau, tất cả các ngón đều có vuốt giúp chim bám chắc vào cành cây. Khi bay, chân sẽ duỗi thẳng và các ngón chụm lại, còn khi chim hạ cánh các ngón sẽ xòe rộng để bám vào cây, vật.
- Mỏ được bao bọc bởi lớp sừng rắn chắc, hàm không có răng giúp đầu chim có trọng lượng nhẹ.
- Phần cổ dài, đầu di chuyển linh hoạt giúp chim bồ câu phát huy tối đa khả năng quan sát và lắng nghe thuận lợi cho việc bắt mồi, rỉa lông.
- Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim bồ câu rỉa lông qua đó phần lông bị rỉa mịn màng và không bị thấm nước.
Đặc điểm về di chuyển của chim bồ câu
Đặc điểm về di chuyển của chim bồ câu
Chim bồ câu có các đặc điểm khi di chuyển như sau:
- Chim bồ câu có 2 kiểu bay là bay vỗ cánh và bay lượn.
- Một số loài thuộc họ bồ câu nhưng không có bay lượn, chỉ có kiểu bay vỗ cánh như: Chim sẻ, chim ri, chim khuyên,...
- Một số loài thuộc họ bồ câu nhưng không có bay vô cánh mà chỉ có kiểu bay lượn như: Chim ưng, diều hâu, và một số loài chim sống ở đại dương, biển.
Kiểu bay vỗ cánh và bay lượn sẽ có những đặc điểm khác nhau. Cụ thể sẽ được Admin phân tích chi tiết bằng bằng dưới đâu:
Các động tác bay | Bay vô cánh | Bay lượn |
Cánh liên tục đập | x | |
Cánh chậm rãi đập và thi thoảng đập | x | |
Cánh dang rộng mà không có đập cánh | x | |
Bay chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ nâng đỡ của không khí, hướng bay sẽ thay đổi theo hướng của luồng gió | x | |
Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh (đập cánh) | x |
Cấu tạo bên trong của chim bồ câu
Cấu tạo bên trong của chim bồ câu sẽ bao gồm: Các cơ quan dĩnh dưỡng, thần kinh và giác quan. Chi tiết như sau:
Các cơ quan dinh dưỡng
Các cơ quan dinh dưỡng trong cơ thể của chim bồ câu gồm có:
Hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của chim bồ câu có cấu tạo hoàn chỉnh hơn các loài bò sát. Vì vậy mà tốc độ tiêu hóa thức ăn của chúng cũng nhanh và cao hơn.
Hệ tiêu hóa của chim bồ câu và thằn lằn
Hệ tuần hoàn
Tim chim bồ câu có cấu tạo hoàn thiện với dung tích kém hơn so với cơ thể. Tim 4 ngăn với 2 nửa được phân tách nhau hoàn toàn. Trong đó, nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa máu đỏ thẫm. Máu của chim bồ câu không bị pha trộn vì vậy mà quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh. Một nửa tim có tâm thất và tâm nhĩ không thông nhau, tim có van giữ cho máu không chảy theo một chiều.
Hệ tuần hoàn của chim bồ câu so với thằn lằn
Hệ hô hấp
Phổi gồm một mạng ống khí dày được, điều này tạo nên một bề mặt rộng để trao đổi khí. Vị trí phổi của chim bồ câu nằm trong hốc sườn của 2 bên sống lưng. Vì vậy, sự thông khí qua phổi phải nhờ đến hệ thống 9 túi khí phân nhánh len lỏi vào các hệ cơ quan trong cơ thể chim và trong các xoang rỗng giữa các xương. Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều. Nhờ vậy mà phổi không có hiện tượng đọng khí, đồng thời tận dụng được tối đa lượng oxy khi hít không khí vào. Đặc điểm này phù hợp giúp chim bay dễ dàng mà vẫn cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể. Khi chim đậu, hô hấp sẽ nhờ đến sự thay đổi thể tích trong lồng ngực. Ngoài ra, tối khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim, đồng thời giảm cả ma sát nội quan khi bay của chúng.
Sơ đồ hệ hô hấp và trao đổi khí ở phối của chim bồ câu
Hệ bài tiết và sinh dục
Chim bồ câu có thận giống với các loài bò sát, nhưng chúng lại không hề có bóng đái. Về hệ sinh dục của chim bồ câu trống có đôi tinh hoàn, ống dẫn tinh; còn chim bồ câu mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển làm chức năng sinh sản.
Hệ bài tiết và sinh dục ở chim bồ câu
Hệ thần kinh và các giác quan
Bộ não của chim bồ cầu phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng của chúng. Bộ não có cấu tạo: Thùy não trước (đại não), não giữa (2 thùy thị giác) và não sau (tiểu não). Bộ não của chim bồ câu phát triển hơn so với bộ não của bò sát.
Các giác quan của chim bồ câu: Mắt tinh, có mi thứ ba mỏng dùng để bảo vệ mắt khi bay, dù mi mỏng nhưng vẫn nhìn thấy được bằng mắt thường. Tai có ống ai ngoài, nhưng chưa có vành tai.
Hệ thần kinh ở chim bồ câu
Vòng đời chim bồ câu là bao nhiêu?
Vòng đời của chim bồ câu tự nhiên sẽ từ 4 - 7 năm, tuy nhiên với một số loại nuôi trong nhà với điều kiện tốt sẽ khiến tuổi thọ của chúng tăng lên khá lớn. Chẳng hạn như chim bồ câu Peace từng sống hơn 24 năm, hay chim bồ câu tại Florida từng sống tới 30 năm.
Chim bồ câu có kích thước thế nào?
Kích thước trung bình của chim bồ câu thường từ 20 - 25cm, chiều cao của chúng từ 15 - 20cm. Tuy nhiên, với các giống chim câu Việt trọng lượng rất nhẹ, từ khoảng 300 - 400g/con. Con trống thường có kích thước, trọng lượng cơ thể lớn hơn con mái.
Phân biệt cấu tạo bên trong của chim bồ câu với thằn lằn
Các hệ cơ quan | Chim bồ câu | Thằn lằn |
Hệ tuần hoàn | Tim có 4 ngăn và máu không pha trộn | Tim có 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu pha |
Hệ tiêu hóa | Có sự biến đổi của ống tiêu hóa với (mỏ sừng không có răng, diều, dạ dày tuyến và dạ dày cơ). Tốc độ tiêu hóa nhanh giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể khi bay. | Hệ tiêu hóa có đầy đủ các bộ phận, nhưng tốc độ tiêu hóa của chúng so với chim bồ câu thấp hơn. |
Hệ bài tiết | Thận sau có số lượng cần thận rất lớn. | Thận sau, có số lượng thận cầu khá lớn. |
Hệ hô hấp | Hô hấp qua hệ thống ống khí bằng việc hút đẩy của hệ thống túi khí thông qua phổi. | Hô hấp bằng phổi với nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí. Sự tăng giảm thể tích các khoang thân tạo sự thông khí cho phổi. |
Hệ sinh dục | Thụ tinh trong, đẻ trứng và ấp trứng | Thụ tinh trong, đẻ trứng và phôi thai phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. |
Một số câu hỏi trắc nghiệm về chim bồ câu
Các em đã đi hết toàn bộ các kiến thức về chim bồ câu, Admin sẽ giúp các em nắm chắc hơn kiến thức qua một số câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Câu 1: Tại sao chim bồ câu là động vật hằng nhiệt?
- Thân nhiệt ổn định
- Thân nhiệt cao
- Thân nhiệt không ổn định
- Thân nhiệt thấp
=> Đáp án đúng là: A
Câu 2: Ý nghĩa hình dạng thân hình thoi của chim bồ câu là gì?
- Giúp chim bồ câu giảm trọng lượng khi bay
- Giúp chim bồ câu giảm sức cản của không khí khi bay
- Giúp chim bồ câu tạo sự cân bằng khi bay
- Giúp chim bồ câu tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay
=> Đáp án đúng là: B
Câu 3: Chọn những từ thích hợp trong các đáp án dưới đây để hoàn thiện câu sau:
“Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)…”
- (1): 2 trứng; (2): vỏ đá vôi
- (1): 2 trứng; (2): màng dai
- (1): 5 – 10 trứng; (2): vỏ đá vôi
- (1): 5 – 10 trứng; (2): màng dai
=> Đáp án đúng là: A
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là sai về chim bồ câu?
- Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt
- Chim bồ câu không có mi mắt
- Chim bồ câu bay kiểu vỗ cảnh
- Chim bồ câu nuôi con bằng sữa diều
=> Đáp án đúng là: C
Câu 5: Bồ câu có đặc điểm sinh sản là?
- Thụ tinh ngoài
- Đẻ con
- Không có cơ quan giao phối
- Vỏ trứng dai
=> Đáp án đúng là: C
Câu 6: Chim bồ câu mái mỗi lần để được bao nhiêu trứng?
- 1 quả
- 2 quả
- 3 quả
- 4 quả
=> Đáp án đúng là: B
Câu 7: Chim bồ câu có cách di chuyển là?
- Bay kiểu vỗ cánh
- Bò
- Bay kiểu vỗ cánh và bay lượn
- Bay lượn
=> Đáp án đúng là: C
Câu 8: Chim bồ câu có da?
- Da ẩm, có tuyến nhờn
- Da khô, có vảy sừng
- Da khô, phủ lông vũ
- Da khô, phủ lông mao
=> Đáp án đúng là: C
Câu 9: Lông ống của chim bồ câu có tác dụng gì?
- Xốp, nhẹ giúp giữ nhiệt
- Tạo thành cánh và đuôi cho chim bồ câu
- Giảm trọng lượng cơ thể cho chim khi bay
- Giảm sức cản khi chim bay
=> Đáp án đúng là: B
Câu 10: Chim bồ câu có mỏ bao lấy hàm, không có răng mang ý nghĩa gì?
- Thân hình thoi
- Bắt mồi dễ hơn
- Làm đầu chim nhẹ hơn
- Giúp chim giữ thăng bằng trên cây
=> Đáp án đúng là: C
Câu 11: Ống tiêu hóa của chim bồ câu không có cơ quan nào sau đây?
- Dạ dày
- Ruột già
- Răng
- Hầu
=> Đáp án đúng là: C
Câu 12: Chức năng của diều trong quá trình tiêu hóa ở chim bồ câu là gì?
- Làm mềm thức ăn
- Tiết dịch tiêu hóa
- Nghiền thức ăn
- Lấy thức ăn
=> Đáp án đúng là: A
Câu 13: Hệ tuần hoàn của chim bồ câu có đặc điểm gì?
- Tim 2 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Tim 4 ngăn không hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn
- Tim 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
=> Đáp án đúng là: D
Câu 14: Phổi của chim bồ câu có đặc điểm gì?
- Có nhiều vách ngăn
- Không có vách ngăn
- Có hệ thống ống khí thông với các túi khí
- Có mao mạch phát triển
=> Đáp án đúng là: C
Câu 15: Hệ bài tiết của chim bồ câu không có cơ quan nào sau đây?
- Ống dẫn nước tiểu
- Hậu thận
- Bóng đái
- Tuyến trên thận
=> Đáp án đúng là: C
Câu 16: Hệ sinh dụng của chim bồ câu có đặc điểm gì?
- Chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, ở chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển
- Chim trống có đôi tinh hoàn và chỉ có ống dẫn tinh bên trái phát triển, ở chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng
- Chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, ở chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải phát triển
- Chim trống có đôi tinh hoàn và chỉ có ống dẫn tinh bên phải phát triển, ở chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng
=> Đáp án đúng là: A
Câu 17: Bộ não của chim bồ câu gồm những gì?
- Não giữa và não sau
- Não trước và não giữa
- Não sau và não trước
- Não trước, não giữa và não sau
=> Đáp án đúng là: D
Câu 18: Khi nói về giác quan của chim bồ câu, đặc điểm nào dưới đây không đúng?
- Mắt tinh
- Có 3 mí mắt
- Tai có ống tai ngoài, có vành tai
- Tai có ống tai ngoài, chưa có vàng tai
=> Đáp án đúng là: C
Câu 19: Chim bồ câu giảm trọng lượng khi bay nhờ đặc điểm nào sau đây?
- Có túi khí
- Không có răng
- Không có bóng đái
- Tất cả các đặc điểm trên đều đúng
=> Đáp án đúng là D
Câu 20: Khi đậu, chim bồ câu hô hấp bằng gì?
- Trao đổi khí qua da
- Các túi khí
- Sự thay đổi thể tích lồng ngực
- Phổ và da
=> Đáp án đúng là: C
Các em đã đi qua toàn bộ các kiến thức quan trọng cần nhớ về chim bồ câu trong sinh học lớp 7. Hy vọng kiến thức trên không chỉ bổ ích mà còn giúp các em có được kết quả cao khi làm các bài kiểm tra sinh.