logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài tập 1 trang 10 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

25/09/2023, 14:24

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 1 SBT trang 10 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1

Đọc lại bài thơ Đồng dao mùa xuân (từ “Ba lô con cóc” đến hết) trong SGK (tr.40-41) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ trên các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung bài thơ trong SGK trang 40 – 41, chú ý đến đặc điểm hình thức của bài thơ và đưa ra nhận xét của bản thân về đặc điểm hình thức của bài thơ qua số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp.

Lời giải chi tiết:

+ Số tiếng: Bài thơ viết theo thể thơ bốn chữ, mỗi câu thơ có 4 tiếng

+ Cách gieo vần: gieo vần chân: xanh - lành, vàng - gian, ngàn - non, lành - xanh,...

+ Nhịp thơ: ngắt nhịp 2/2

Câu 2

Qua miêu tả của nhà thơ, hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và chỉ ra đặc điểm của người lính được tác giả miêu tả trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Người lính được miêu tả trong bài thơ là người lính trẻ ở độ tuổi đôi mươi, đầy mơ mộng, khát khao cống hiến cho đất nước, có lòng yêu nước sâu sắc. Hành trang của anh chỉ có một ba lô con cóc, tấm áo màu xanh. Khi tham gia vào kháng chiến, anh mang trên mình một làn da xanh xao, nhợt nhạt vì những cơn sốt rét rừng, phải sống một cuộc sống gian khổ, khó khăn, thiếu thốn về vật chất nhưng những điều đó không làm anh mất đi lý tưởng chiến đấu của bản thân.

Câu 3

Em cảm nhận như thế nào về tình cảm nhà thơ dành cho người lính?

Phương pháp giải:

Trình bày cảm nhận của bản thân về tình cảm nhà thơ dành cho người lính

Lời giải chi tiết:

Nhà thơ dành cho người lính tình cảm yêu mến, quý trọng, thương nhớ, biết ơn và dành cho anh sự ngợi ca sâu sắc trước những cống hiến vĩ đại của anh dành cho Tổ quốc.

Câu 4

Trong hai dòng thơ sau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Mắt như suối biếc

Vai đầy núi non…

Phương pháp giải:

Đọc kĩ 2 dòng thơ, xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật so sánh: “mắt như suối biếc”.

Tác dụng: Cho người đọc hình dung đôi mắt của người lính trong ngần như suối, một đôi mắt đầy hồn nhiên, mơ mộng. Qua đó phản ánh tâm hồn trẻ trung, yêu đời, khao khát tự do của người lính luôn trường tồn mãi với núi sông. Mặc dù hiện tại người lính đã hy sinh nhưng tất cả dáng hình của người lính trẻ thì mãi hòa vào tổ quốc, làm nên đất nước đẹp tươi muôn đời.

Câu 5

Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và tìm ra những từ láy được tác giả sử dụng. Sau đó nêu tác dụng của những từ láy đó. 

Lời giải chi tiết:

+ Các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: “lặng lẽ”, “rực rỡ”

Tác dụng: Các từ láy đã giúp người đọc hiểu được những cống hiến lặng thầm của người lính cho tổ quốc. Tất cả những cống hiến và sự hy sinh của người lính làm nên vẻ đẹp rực rỡ của anh, khiến hình bóng anh không bao giờ phai nhạt mà như hòa vào sông núi để trở thành một phần của tổ quốc đẹp tươi.

Câu 6

Giải thích nghĩa của từ ngọt lành trong dòng thơ Ngày xuân ngọt lành

Phương pháp giải:

Đọc khổ thơ cuối cùng trong sách giáo khoa, giải nghĩa từ “ngọt lành” được sử dụng trong khổ thơ đó.

Lời giải chi tiết:

“ngọt lành” có nghĩa là tốt đẹp, ngọt ngào, hạnh phúc

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài tập 2 trang 10,11 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo và trả lời các câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kẻ bảng vào vở và điền thông tin về bài thơ Tiếng ve theo mẫu sau: Tiếng ve là âm thanh hiện diện xuyên suốt bài thơ. Qua miêu tả, tiếng ve hiện lên với những đặc điểm gì?
Bài tập 3 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Chiều sông Thương trong SGK (tr.56) và trả lời các câu hỏi: Thể thơ của bài Chiều sông Thương có giống với bài Tiếng ve không? Nêu nhạn xét của em về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ
Bài tập 4 trang 13,14 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc bài thơ Bố đứng nhìn biển cả của Huy Cận và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 5 trang 14,15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ của Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi: Xác định thể thơ của bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ. Hình ảnh trái cam, mùa cam trên đất Nghệ được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì?
Bài tập 7 trang 18 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc bài thơ Sao không về Vàng ơi! của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved